Tài sản đảm bảo - Điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu

Chí Sơn - Minh Đức (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 25/05/2017 22:04 GMT+7

VTV.vn - Tài sản đảm bảo đang được coi là điểm nghẽn chính khiến cho xử lý nợ xấu vốn đã khó khăn lại càng gian nan hơn.

Tài sản được đem ra để thế chấp khi vay vốn tại các ngân hàng thường là đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị. Nhưng khi không trả được nợ, các loại tài sản này lại rất khó để xử lý, từ việc thu giữ cho đến phát mại. Bởi vậy, tài sản đảm bảo đang được coi là điểm nghẽn chính khiến cho xử lý nợ xấu vốn đã khó khăn lại càng gian nan hơn.

Đã 5 năm nay, số vốn hơn 600 tỷ đồng mà một nhà máy vay từ ngân hàng vẫn không trả được. Dù đã trải qua cả nghìn ngày hối thúc, yêu cầu khách hàng trả nợ, bàn giao tài sản, nhưng phản hồi của khách hàng chỉ là sự im lìm, vắng lặng.

Phía ngân hàng đã đưa hồ sơ của khoản nợ xấu này ra toà, nhưng cũng không biết đến bao giờ vụ việc mới được đưa ra xét xử, chứ chưa nói đến khi nào mới đòi được nợ, bởi phía khách hàng không hợp tác.

Bất lực vì không biết đến khi nào mới hoàn được vốn. Xót xa khi nhà máy ngày càng xuống cấp, tài sản ngày càng hao mòn, hoen gỉ, đó là tình cảnh chung của việc xử lý nợ xấu mà hầu hết các ngân hàng đang vướng phải.

Bởi vậy, quyền xử lý tài sản đảm bảo cần phải được xem xét, cùng với đó, những thủ tục trong quá trình tố tụng xử lý nợ xấu cũng phải được giảm thiểu. Việc này, theo nhiều chuyên gia là hợp lý và không gây ra sự xáo trộn, xung đột nào.

Trong 5 năm qua, nợ xấu đã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng, trong đó hình thức bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ở mức khá thấp chỉ đạt khoảng 17 nghìn tỷ đồng, tức là chỉ chiếm 2,8% tổng nợ xấu được xử lý. Bởi vậy, gỡ nút thắt về việc xử lý tài sản đảm bảo chính là khơi thông việc xử lý nợ xấu hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Từ khóa:

nợ xấu

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước