Theo đó, công suất xử lý vải theo chuẩn Nhật tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Đêm 28/5, 3 buồng hun trùng xông hơi Methyl Bromide mới lắp đặt tại Hải Dương vừa được phía Nhật đồng ý đủ tiêu chuẩn vận hành.
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, năm nay, các cơ sở xử lý còn được có thêm một số các quy trình kỹ thuật tiên tiến, giúp tiến độ xử lý quả vải nhanh hơn và chất lượng tốt hơn.
60 tấn vải đã sang thị trường Nhật Bản đầu tiên tuần qua được phân phối hết chỉ trong vòng 2 - 3 tiếng đồng hồ.
Xử lý trái vải trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật. Ảnh: Bộ NN-PTNN
Phía Nhật Bản đã tạm thời ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch Việt Nam giám sát các lô vải với sự giám sát từ xa của chuyên gia Nhật Bản. Lượng vải xuất Nhật năm nay dự kiến sẽ cao hơn năm ngoái và giá thành rẻ hơn.
"Khoảng 2 tiếng đồng hồ, một cơ sở có thể xử lý được khoảng 2 tấn rưỡi vải. Một ngày với 5 cơ sở hoạt động tổng công suất xử lý để xuất khẩu đi được là khoảng hơn 100 tấn. Hơn 100 tấn vải này vừa được xuất khẩu bằng đường hàng không vừa được xuất khẩu bằng đường biển", ông Hoàn Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!