Nông dân trồng mía đường, củ cải đường và các nhà máy đường có thể hy vọng giá đường sẽ nhích lên vào cuối năm nay.
Tờ Tiếng vang của Pháp ra tuần trước có bài "Đường tinh luyện sắp kết thúc thời kỳ khủng hoảng thừa", viết rằng "Sau nhiều năm suy sụp, giới sản xuất và kinh doanh đường sẽ có thể thoát khỏi tình trạng dư thừa trong vài tháng tới".
Theo biểu đồ minh họa cho bài báo thì giá đường đã liên tục suy giảm từ năm 2011, tới bây giờ, giá đường chỉ bằng 1/3 mức giá cách đây 8 năm. Cùng lúc, lượng đường lưu kho tăng tương ứng và hiện cả thế giới có tới gần 51 triệu tấn đường cất trữ, thêm một yếu tố kìm hãm giá đường.
Nhu cầu về đường của ngành công nghiệp thực phẩm khá ổn định, còn nguồn cung có thể thay đổi nhanh chóng. Tờ 20 phút của Pháp viết rằng: "Thị trường đường thế giới đã bị tác động do sản xuất dư thừa trên toàn cầu, kết quả của có 2 năm bội thu liên tiếp".
Tờ báo Czech DNES trong bài báo có tiêu đề "Vị đắng của đường, các nhà sản xuất đang thua lỗ" viết rằng: "Châu Âu chết chìm trong đường giá rẻ". Theo bài báo, kể từ khi "Liên minh châu Âu bãi bỏ cơ chế hạn ngạch đường vào mùa thu năm 2017, từ 2 năm trở lại đây, nước nào muốn sản xuất bao nhiêu đường tuỳ ý, kéo theo sản xuất tăng vọt, làm cho ngành này rơi vào khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử.
Hậu quả, tập đoàn Sudzucker của Đức với công suất 5 triệu tấn/năm đầu năm nay đã thông báo ý định đóng cửa 5 nhà máy đường. Hãng sản xuất đường lớn thứ nhì của Pháp là Cristal Union thì đã đóng cửa 2 nhà máy, còn công ty British Sugar của Anh cũng sẽ đóng cửa một nhà máy tại Tây Ban Nha.
Nhưng cũng chính vì quá nhiều nhà máy đường thua lỗ đóng cửa,Brésil giảm tới 1/4 sản lượng đường, sản lượng trên toàn thế giới đã giảm được 4,3%, trong khi tiêu thụ đường lại tăng 1,4%, chủ yếu nhờ các nước đang phát triển. Cung - cầu đang dần dần về mức cân đối.
Giá đường giảm mạnh VTV.vn - Trên thị trường quốc tế, giá đường lại tiếp tục có phiên giảm mạnh hôm 5/5.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!