Từ thực tế trên nên nhu cầu mua bán tín chỉ carbon đang gia tăng. Hiểu đơn giản là những nơi nào phát thải ra carbon thì nơi đó phải mua tín chỉ carbon để cân bằng lại lượng phat thải này. Nguồn mua tín chỉ là từ những nơi hấp thụ được carbon như rừng, hay các khu vực xanh hóa. TP Hồ Chí Minh được chọn là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.
Bắt đầu từ năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm thị trường tín chỉ carbon. Như vậy, 1.912 doanh nghiệp lớn, phát thải 3.000 tấn carbon mỗi năm tại Việt Nam có thể mua tín chỉ carbon trong nước, nếu các giải pháp khác chưa đủ để đạt các tiêu chuẩn giảm phát thải. Như vậy, người bán sẽ có giá tốt hơn, còn người mua cũng sẽ tiếp cận được tín chỉ rẻ hơn.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho biết: "Việc triển khai thị trường carbon tự nguyện có nhiều cơ hội hơn cho người dân, đồng bào dân tộc và các cộng đồng dân cư liên quan đến hấp thụ carbon ví dụ như rừng hay phát thải lúa".
TP Hồ Chí Minh phát thải mỗi năm khoảng 60 triệu tấn carbon, hoạt động công nghiệp và giao thông chiếm chiếm tới 33 triệu tấn. Với Nghị quyết 98, TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Đây cơ hội cho các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon tự nguyện, bán cho doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh có nhu cầu.
Năm 2024, TP Hồ Chí Minh đặt 2 mục tiêu quan trọng đó là tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Thành phố hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đến năm 2030 đạt chỉ tiêu giảm phát thải 10%.
Hiện thành phố đang thu hút đầu tư 28 dự án thuộc các nhóm ngành như giao thông, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, điện tử, vi mạch, bán dẫn, trung tâm dữ liệu… Thông qua hoạt động mua bán tín chỉ carbon không chỉ thu hút các nhà đầu tư tạo ra việc cho thành phố mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế xanh trọng phạm vi cả nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!