“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi?

Đàm Linh (Theo CNN)-Thứ bảy, ngày 01/06/2024 20:38 GMT+7

(Ảnh minh họa: Forbes)

VTV.vn - Quan niệm về "sự phô bày" tiền bạc trên mạng xã hội dường như đã thay đổi theo cách ngược lại, dần hình thành nên xu thế "tiết kiệm ồn ào".

"Loud budgeting" (tiết kiệm ồn ào) là gì?

Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu "loud budgeting" (tiết kiệm ồn ào) mới bắt đầu nở rộ. Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, khi mọi chi phí, giá cả tăng chóng mặt, nhóm người tiêu dùng trẻ - nhất là Gen Z - đã lựa chọn thẳng thắn với khả năng tài chính của bản thân và ngừng việc chi tiêu xa xỉ. Những người có ngân sách không quá dư dả quyết định sống tiết kiệm hơn và tự hào về điều đó.

Xu hướng mới này được gọi là "lập ngân sách lớn" và nó đang thu hút được sự chú ý của giới trẻ như một cách tiếp cận "không hề xấu hổ". Có thể lấy một ví dụ đơn giản: những người đăng TikTok nói rằng họ không thể mạo hiểm đi ăn tối, không thể mua quần áo mới toanh (thay vào đó họ phải mua đồ cũ) và không có thêm tiền để chi tiêu trong tháng sau họ trả tiền thuê nhà, tiền xe và hóa đơn thẻ tín dụng. Hay một người giảm bớt các bữa tụ tập giữa buổi với bạn bè, một gia đình chuyển sang mua đồ cũ để sử dụng hay đi chợ một cách thông minh hơn… và họ thẳng thắn nói với những người xung quanh lý do họ làm như vậy.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi? - Ảnh 1.

Trào lưu "loud budgeting" (tiết kiệm ồn ào) mới bắt đầu nở rộ trong năm 2024. (Ảnh: Arlington)

Trong thế giới trực tuyến, nơi mà sự sang trọng đôi khi có phần giả tạo được nhiều người tìm cách phô bày để khẳng định đẳng cấp của bản thân thì việc việc chi tiêu tiết kiệm trở nên thực tế hơn. Đó là điều ngược lại với "sự sang trọng yên tĩnh", vốn đã phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Brian Ford, cố vấn quản lý tài sản của Công ty dịch vụ tài chính Northwestern Mutual, cho biết: "Nhiều người xác định họ phải ưu tiên những thứ thiết yếu, thiết thực như thực phẩm hay nhà ở. Vậy nên, lối sống "tiết kiệm ồn ào" sẽ giúp họ đạt được chính những mục tiêu đó.

Thế hệ trẻ đang vào thời đại mà họ tìm kiếm sự an tâm về tài chính, nhiều người bị sốc bởi chi phí phải bỏ ra cho tất cả những điều đó. Thay vì cảm thấy áp lực phải so bì với người khác, cứ thẳng thắn nói 'tôi không đủ khả năng chi trả và điều đó không sao cả'".

Khi những người trẻ "đói thông tin"

Gen Z và Millennials - những người dùng tích cực nhất trên mạng xã hội – là đối tượng tham gia thị trường việc làm nhiều hơn cả. Với tài sản cá nhân ít hơn so với các thế hệ khác, họ là những người đối mặt với áp lực cao hơn cả của lạm phát, nhà ở đắt đỏ và các khoản vay sinh viên… Theo báo cáo từ Viện TIAA, sự bất ổn kinh tế gần đây đã khiến họ trở thành những người khao khát thông tin tài chính nhất: Khoảng 52% thế hệ Z và 48% thế hệ Millennials có động lực để nâng cao hiểu biết về tài chính của mình. "Tôi nghĩ rằng họ khao khát thông tin tài chính, nhưng không phải vì họ tò mò hay thông minh hơn các thế hệ trước", Vivian Tu, cựu giao dịch viên Phố Wall và Giám đốc điều hành của trang web kiến thức tài chính Your Rich BFF, nơi có tổng cộng 4,7 triệu người theo dõi TikTok và Instagram, cho biết.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi? - Ảnh 2.

Khi muốn "tiết kiệm ồn ào" thì tốt nhất nên công khai các mục tiêu tài chính cụ thể với người thân. (Ảnh: Arlington)

Theo nhà biên kịch Lukas Battle, người mang cụm từ "tiết kiệm ồn ào" đến với thế giới": "Cách tốt nhất là mỗi người khi muốn "tiết kiệm ồn ào" thì nên công khai các mục tiêu tài chính càng cụ thể càng tốt với người thân. Mọi kế hoạch và mục tiêu sẽ dễ dàng trở thành hiện thực hơn nếu chúng ta sớm đề phòng và loại bỏ các ý tưởng hay hành động đi ngược lại với nó. Nhìn vào những chiếc xe hơi sang trọng và các thương hiệu thời trang trong vòng bạn bè của chúng ta, chúng ta dễ dàng bị cuốn theo xu hướng tiêu dùng. Để tránh cái bẫy này, chúng ta có thể điều chỉnh tâm lý của mình, làm rõ điểm mấu chốt về mức tiêu dùng của mình và xử lý việc hiển thị những post khoe khoang của bạn bè trên mạng xã hội một cách hợp lý".

Theo nhiều chuyên gia, cũng không cần thiết quá cởi mở về tài chính của mình. Việc chia sẻ quá nhiều - đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến - có thể mang tới một số rủi ro. Ví dụ: chia sẻ điểm tín dụng, tên ngân hàng… có thể là thông tin hữu ích cho những kẻ lừa đảo. Những kẻ này có thể sử dụng những thông tin chi tiết đó để gửi các email lừa đảo và giành quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng mà chúng ta không hay biết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước