Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, là cơ quan được giao chủ trì Chương trình Quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020". Sau 10 thực hiện, đến nay, 12.000 tiêu chuẩn Việt Nam đã được công bố. Trong đó, có những lĩnh vực tỷ lệ tương đương giữa tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn của khu vực đạt trên 80% như: điện - điện tử hay thực phẩm.
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, trong 12.000 tiêu chuẩn Việt Nam đã được ban hành, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 56%. Việc này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp và là chìa khóa để Việt Nam hội nhập quốc tế.
Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia khá đầy đủ, tương đương với chuẩn mực trong khu vực. (Ảnh minh họa: Dân trí)
"Việt Nam hiện đang áp dụng quy trình xây dựng và phát triển tiêu chuẩn giống với quy trình tại ISO; thúc đẩy việc xây dựng tiêu chuẩn về đô thị thông minh, sản xuất thông minh, sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" - ông Adrian Goh, Giám đốc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) khu vực châu Á, nhận định.
Mặc dù các tiêu chuẩn đóng góp quan trọng cho sự phát triển và hội nhập của doanh nghiệp, thế nhưng hiện nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới việc này. Đặc biệt, hội nhập càng sâu rộng, rào cản kỹ thuật càng tinh vi, phức tạp và càng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi.
Để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, công tác xây dựng tiêu chuẩn cần tiếp tục được cập nhật. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Hiện tại, Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia khá đầy đủ, tương đương với chuẩn mực trong khu vực. Đây sẽ là cơ sở để Việt Nam nâng cao năng suất chất lượng và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, công tác xây dựng tiêu chuẩn cần tiếp tục được cập nhật để thích nghi kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!