Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tại CTCK: Bất hợp lý

Khánh Ly-Thứ sáu, ngày 12/04/2013 18:54 GMT+7

Ảnh: VTV

 Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp, thậm chí âm vốn chủ sở hữu nhưng tỷ lệ an toàn vốn khả dụng gấp vài lần chuẩn an toàn của cơ quan quản lý.

Lâu nay, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của CTCK luôn được coi là một chỉ số quan trọng bởi cơ quan quản lý sẽ căn cứ chỉ số này để đưa ra quyết định: Liệu CTCK đó có bị vào diện kiểm soát hay không?

Kinh doanh thua lỗ 5 năm liên tiếp, lỗ lũy kế đã “ngốn” đến 31% vốn chủ sở hữu nhưng CTCK Navibank vẫn đạt tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tới hơn 704 %, gấp gần 5 lần chuẩn an toàn.

Còn CTCK Tầm Nhìn HRS được thành lập từ năm 2006, nhưng 6 năm tham gia vào thị trường cũng là 6 năm thua lỗ của công ty. Lỗ lũy kế hiện đã chiếm tới 71,4 % vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của công ty vẫn ở mức 302%, gấp 2 lần chuẩn an toàn.

Những hiện tượng tưởng như bất hợp lý này lại đang diễn ra hàng ngày trên sàn chứng khoán. Anh Đào Danh Hiệu, một nhà đầu tư cho biết: “Rõ ràng là có sự bất hợp lý trong tỷ lệ an toàn vốn khả dụng, nó không phản ánh hết tình hình kinh doanh của CTCK. Nếu chúng tôi mở tài khoản tại những CTCK thua lỗ rủi ro là rất lớn”.

Theo thông tư 226, tỷ lệ vốn khả dụốn khả dụng *100% / tổng rủi ro. Và chính các công ty chứng khoán cũng thừa nhận nếu muốn một CTCK có thể sử dụng biện pháp kỹ thuật, mà chủ yếu là tìm cách giảm tổng rủi ro để làm đẹp tỷ lệ này. Và đây được cho là lý do, tuy làm ăn thua lỗ nhưng những CTCK nói trên vẫn có tỷ lệ an toàn ngang ngửa và thậm chí là cao hơn nhiều so với những CTCK lớn nhất nhì trên thị trường.

Anh Cao Minh Hoàng, phòng Phân tích CTCK VNdirect cho biết: “Nhiều CTCK giảm tổng rủi ro bằng cách cho rằng mình không có rủi ro trong hoạt động kinh doanh như không tự doanh, không cung cấp margin cho nhà đầu tư nhưng thực tế là họ đang chỉ duy trì hoạt động kinh doanh cầm chừng do kinh doanh thua lỗ”.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng tỷ lệ này là phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới. Song ở các nước, dù CTCK vẫn tính toán tỷ lệ này nhưng sẽ vẫn có một tổ chức độc lập hoặc cơ quan quản lý đứng ra xác nhận tính chính xác, rồi mới công bố ra công chúng.

TS.Phạm Tiến Đạt cho rằng: “Việc xác nhận tổng rủi ro nên có một tổ chức độc lập thực hiện hoặc cơ quan quản lý nên kiểm tra tính toán lại. Hiện nay, ở nước ta CTCK vẫn chủ động tính toán tỷ lệ này và công bố ngay ra công chúng và UBCK chỉ thực hiện hậu kiểm”.

Khi tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ra đời, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng chỉ số này sẽ là lời cảnh báo sớm, giúp họ tránh được tình trạng bị CTCK lạm dụng tiền và tài khoản. Nhưng giờ có lẽ, nhà đầu tư đã biết CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng cao không có nghĩa là CTCK đó đã an toàn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước