Đây cũng là nguyên nhân vì sao nguồn đầu tư FDI của Đà Nẵng sụt giảm trong thời gian vừa qua. Mới đây nhất, Đà Nẵng đã từ chối 2 dự án FDI có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đó là dự án sản xuất bột giấy và dệt may kết hợp nhuộm. Như vậy, sau nhiều năm thay đổi phương thức tiếp cận thu hút đại trà sang thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút đầu tư Đà Nẵng đã có những thay đổi đáng kể, các dự án lớn đã chuyển dần từ lĩnh vực công nghiệp nặng sang lĩnh vực du lịch - thương mại, công nghệ cao và công nghệ thông tin.
Thu hút đầu tư có chọn lọc đã giúp Đà Nẵng giữ vững được danh hiệu “Thành phố đáng sống”, quan trọng hơn là được các nhà đầu tư và du khách chọn làm điểm đến. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, dòng đầu tư FDI của Đà Nẵng không giảm sâu mà có sự chuyển hướng từ công nghiệp nặng sang du lịch - thương mại, công nghệ cao và công nghệ thông tin. Do vậy, mỗi năm thành phố này đều có dự án mới triển khai. Chỉ riêng trong năm 2015, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 337 triệu USD, tăng gấp đôi so với tổng vốn cấp mới. Nhưng sự chuyển dịch này vẫn chưa đáp ứng đủ chỉ tiêu thu hút FDI của thành phố.
Đà Nẵng đã và đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng tỷ lệ đầu tư và tiềm năng của thành phố. Mặc dù thu hút đầu tư FDI giảm nhưng ngược lại Đà Nẵng đã đạt được mục tiêu đề ra là phát triển thành phố môi trường, thành phố đáng sống trong lòng du khách và bạn bè quốc tế.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!