Vì sao phải làm sạch dữ liệu?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 31/05/2023 06:05 GMT+7

VTV.vn - 25 triệu thông tin khách hàng đã được làm sạch bởi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an. Làm sạch dữ liệu là như thế nào? Tự động hay thủ công?

Dữ liệu được làm sạch giúp người dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng, thuận tiện hơn, góp phần truy vết những dòng tiền lừa đảo qua mạng.

Cần thiết phải làm sạch dữ liệu khách hàng

Có một thực tế là dữ liệu của ngân hàng không được sạch hoàn toàn. Với giấy tờ tủy thân là với CMND 9 số trước đây, kẻ gian có thể giả mạo bằng cách thay ảnh, chính sửa nội dung để mở tài khoản, bằng mắt thường thì giao dịch viên khó có thể nhận biết được. Có những trường hợp kẻ gian thuê nhiều người dân thiếu hiểu biết pháp luật để mở tài khoản và sử dụng tài khoản mua đó để gian lận, phạm tội hay thông tin của khách hàng có thể bị thay đổi như địa chỉ, giấy tờ tùy thân mà không thông báo tới ngân hàng dẫn đến thông tin không được cập nhật.

Trước đây, khi đến làm thủ tục ngân hàng, với dữ liệu cũ vốn có, khách hàng vẫn thao tác với các hoạt động gửi tiền, rút tiền, hay vay vốn bình thường. Nhưng, có một thực tế là, với khách hàng cá nhân, khi đi vay theo phương thức cấp tín dụng truyền thống vẫn thường gặp nhiều cái khó.

Khách hàng gặp nhiều khó khăn khi chứng minh đủ điều kiện vay vốn, đặc biệt là các khoản vay nhỏ và không tài sản đảm bảo. Khó thu thập đủ các loại hồ sơ, giấy tờ, từ đó mất nhiều thời gian bổ sung, đi lại. Do khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nên người dân phải đi vay các nguồn tín dụng không chính thống, tín dụng đen… vốn gây không ít những hệ lụy cho xã hội.

Có một thực tế là, với dữ liệu chưa hoàn toàn sạch, tức là có CMT giả mạo, mua bán tài khoản ngân hàng không chính chủ… nên thời gian qua, liên tục xảy ra việc người dân mất tiền khi nghe điện thoại và làm theo những hướng dẫn của kẻ lừa đảo mạo danh công an, mạo danh bác sỹ, giả mạo công ty du lịch, số tiền đó được luân chuyển qua nhiều tài khoản trung gian khác nhau, không ít người đã mất cả trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng.

Hiện nay, khoảng 75% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Các hình thức thanh toán trực tuyến như mobile banking, QR code tăng đến hơn 200%. Nhu cầu thanh toán không tiền mặt là rất lớn, riêng trong quý 1 đã tăng hơn 50%. Thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn… nhưng nếu dữ liệu không được làm sạch hoàn toàn, đâu đó vẫn còn hàm chứa những rủi ro. Việc Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an tích cực triển khai Đề án 06, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã và đang tạo sự đồng bộ, đảm bảo thuận lợi và an toàn cho người dân trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước