Việt Nam chưa thể mắc “bẫy thu nhập trung bình”

Ngọc Diệp-Thứ sáu, ngày 30/11/2012 21:27 GMT+7

Ảnh minh hoạ. Nguồn: DĐKT

“Việt Nam chưa đến lúc phải lo về khả năng vấp “bẫy thu nhập trung bình”. Việt Nam có thể học hỏi được bài học từ Thái Lan, Indonesia trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”.

Đó là lời khuyên của ông Arjuna Mahendran, CEO kiêm Trưởng bộ phận đầu tư của HSBC tại châu Á khi thời gian gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi: Khủng hoảng châu Âu ngày một căng thẳng hơn, kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, nhiều nền kinh tế mới nổi cũng đang mất đi đà tăng trưởng mạnh… Theo ông Arjuna Mahendran, những yếu tố trên đang tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam nhưng Việt Nam chưa đến lúc phải lo về khả năng vấp “bẫy thu nhập trung bình”.

PV: Là người nghiên cứu kinh tế châu Á và Việt Nam lâu năm, ông có thể đưa ra dự báo về kinh tế Việt Nam trong những năm tới?

Ông Arjuna Mahendran, CEO kiêm trưởng bộ phận đầu tư của HSBC tại châu Á: “Chúng tôi tin rằng kinh tế Việt Nam trong vài năm tới sẽ tăng trưởng khoảng 5%/năm, bởi hiện tại Việt Nam đang có dự định thực hiện rất nhiều các dự án phát triển. Thế nhưng kinh tế Việt Nam khó có thể tăng trưởng quá 5% bởi kinh tế thế giới đang khó khăn, kinh tế Mỹ tăng trưởng kém hơn so với tính toán trước đây và còn nhiều yếu tố khác bất lợi.

Nhiều người lo lắng về khả năng Việt Nam đối đầu “bẫy thu nhập trung bình”, nhưng cần nhấn mạnh thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn còn quá thấp so với những nước đã mắc vào bẫy thu nhập trung bình. Tại những nước như Malaysia hay Singapore, thu nhập bình quân đầu người của họ đều vượt xa mức 10.000 USD/người/năm, lúc này họ mới vướng phải bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam chưa đến mức này và như vậy vẫn còn có thể phát triển thêm khoảng thời gian khá lâu nữa mới có thể gặp phải vấn đề đó.

PV: Theo ông, ngành ngân hàng Việt Nam đang đối đầu với vấn đề gì lớn nhất và Việt Nam nên tái cơ cấu ngành ngân hàng như thế nào?

Ông Arjuna Mahendran: Năm năm qua, Việt Nam trải qua quá trình tăng trưởng mạnh và hệ thống ngân hàng chịu rất nhiều sức ép. Những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay cũng giống như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia năm 1997. Hệ thống ngân hàng của các nước này khi đó phát triển quá nhanh, sức ép lên rất cao, câu chuyện khi đó cũng giống như Việt Nam hiện nay, nợ xấu trong ngân hàng tăng rất nhanh.

Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều tiến hành loại bỏ nợ xấu ra khỏi hệ thống và đưa vào một cơ quan tái cơ cấu ngân hàng, họ sáp nhập một số ngân hàng và Việt Nam hiện giờ cũng nên làm như vậy, một số ngân hàng có quy mô quá nhỏ. Đối với các nước kể trên, sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới có quy mô lớn hơn và họ cho vay trở lại. Giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng của Malaysia, Indonesia hay Thái Lan diễn ra từ năm 1998 đến 2000 và từ đó đến nay, kinh tế của các nước trên tăng trưởng rất tốt. Việt Nam nên làm giống như các nước trên.

PV: Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước