Việt Nam ký “siêu” hiệp định, xuất khẩu cao kỷ lục bất chấp COVID-19

Theo Dân trí-Thứ sáu, ngày 01/01/2021 18:41 GMT+7

VTV.vn - Trong bối cảnh COVID-19 gây khó khăn toàn diện, Việt Nam ký hiệp định RCEP, xuất siêu đạt mức cao kỷ lục… lọt top những sự kiện nổi bật nhất ngành công thương năm 2020.

Ký kết "siêu" hiệp định RCEP, đàm phán và triển khai một số hiệp định thương mại quan trọng

Trong vòng một năm, Việt Nam đã tham gia 3 Hiệp định thương mại, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu u (EVFTA), "siêu" Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 15.

Việt Nam ký “siêu” hiệp định, xuất khẩu cao kỷ lục bất chấp COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tham gia lễ ký kết RCEP - Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc cắt giảm thuế quan, sâu rộng liên tục, các hiệp định thương mại với cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam theo hướng minh bạch, công khai, đã mở ra một triển vọng tương lai theo hướng có lợi cho Việt Nam khi tham gia vào một khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng GDP toàn cầu.

Bên cạnh đó, các hiệp định cũng mang lại những thách thức không hề nhỏ khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các sân chơi lớn.

Xuất siêu năm 2020 cao kỷ lục, đạt 19,1 tỷ USD

Việt Nam với độ mở cửa nền kinh tế là 200% GDP, được coi là một trong những nền kinh tế "mở" nhất thế giới. Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm trước tác động của đại dịch

COVID-19, đồng nghĩa với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là từ đầu quý II/2020. Thậm chí có những thời điểm nền kinh tế đối mặt với nguy hiểm chưa từng có, nhưng Việt Nam vẫn đạt được thành tựu đáng khích lệ.

Việt Nam ký “siêu” hiệp định, xuất khẩu cao kỷ lục bất chấp COVID-19 - Ảnh 2.

Xuất siêu năm 2020 cao kỷ lục, đạt 19,1 tỷ USD, bất chất khó khăn của đại dịch.

Theo số liệu ước liên Bộ, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm trước. Xuất siêu cả năm ước đạt khoảng 19,1 tỷ USD, qua đó đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt xuất siêu với mức thặng dư năm sau cao hơn năm trước.

Điều tra phòng vệ thương mại đạt mức cao nhất

Năm 2020, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đạt mức cao nhất với 39 vụ việc, tăng 2,5 lần so với năm 2019.

Bộ Công Thương cho biết vẫn tiếp tục nỗ lực xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Cho tới nay, Việt Nam đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp (kể cả đối với một số mặt hàng nông sản, thủy sản), duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu u (EU), Canada...

Hàng loạt vụ kiểm tra quy mô "khủng" của quản lý thị trường

Sau 2 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường đã chứng minh được hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại.

Đặc biệt, quản lý thị trường đã có những bứt phá nghiệp vụ khi đánh trúng vào những đường dây, ổ nhóm lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được, thậm chí còn đặt chân đến những địa điểm trước đó chưa một lần kiểm tra.

Một số vụ việc điển hình phải kể đến, đó là vụ triệt phá tổng kho buôn lậu hơn 10.000 m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai; kiểm tra, xử lý 2 trung tâm thương mại bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Móng Cái - Quảng Ninh, trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành, chợ Ninh Hiệp, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, các vụ "hô biến" khẩu trang, găng tay cũ số lượng lớn hay vụ việc làm làm khẩu trang kháng khuẩn bằng giấy vệ sinh gây rúng động...

Việt Nam ký “siêu” hiệp định, xuất khẩu cao kỷ lục bất chấp COVID-19 - Ảnh 3.

Hiện trường vụ triệt phá tổng kho buôn lậu hơn 10.000 m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai.

Phát hiện dầu khí trữ lượng lớn tại mỏ Kèn Bầu

Ngày 16/11, dòng khí đầu tiên từ mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đã "cập bờ". Với sản lượng mỗi năm khoảng 1,5 tỷ m3 khí, 2,8 triệu thùng dầu thô và condensate, nguồn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt sẽ đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế, đảm bảo cấp khí cho sản xuất điện.

Tháng 7 năm 2020, giếng thẩm lượng 114-Ken Bau-2X đã được hoàn thành ở độ sâu 3.690 mMD với phát hiện dầu khí trữ lượng rất lớn tại mỏ khí Kèn Bầu (ước tính sơ bộ từ 7 - 9 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên, tương đương khoảng 200 - 250 tỷ m3, bao gồm cả khí trơ), góp phần hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2020.

Với phát hiện này, dự kiến mỏ khí Kèn Bầu có thể đưa vào phát triển khai thác trong giai đoạn năm 2025 - 2030, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia. Đây cũng là tiền đề cực kỳ quan trọng cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò cũng như phát triển khai thác tiếp theo tại lô 114 và các khu vực lân cận, góp phần phát triển mạnh mẽ công nghiệp điện khí, các sản phẩm từ khí tại khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế và miền Trung.

UKVFTA: “Cánh cửa” rộng mở cho hàng xuất khẩu Việt vào Anh UKVFTA: “Cánh cửa” rộng mở cho hàng xuất khẩu Việt vào Anh

VTV.vn - Việt Nam và Vương quốc Anh đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA). Đến 1/1/2021, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước