Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó bao gồm nhiều nội dung mới về trung gian thanh toán, tiền điện tử hay tiền di động.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo lần này là quy định các nhà đầu tư nước ngoại không được chiếm quá 49% vốn của doanh nghiệp fintech bao gồm cả sở hữu trực tiếp hay gián tiếp. Hiện tại, 5 ví điện tử lớn là Momo, Payoo, Moca, Senpay và Airpay đang chiếm 90% dòng tiền thanh toán nhưng đều có vốn ngoại trên 30%, thậm chí có đơn vị con số này lên đến 90%. Với các doanh nghiệp này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ góp vốn này được duy trì cho đến hết hạn giấy phép hoặc đến kỳ thay đổi tỷ lệ góp vốn tiếp theo.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, quy định này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho cả hai bên.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2015, chỉ trên 51% là có thể tổ chức đại hội cổ đông và trên 51% của số này tức là trên 26% đã có thể quyết định các chiến lược của doanh nghiệp, như vậy con số 49% khá là dễ thở cho cả hai bên, nhà đầu tư nội lẫn nhà đầu tư nước ngoài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!