Đây là một phần trong Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016.
Trong giai đoạn này đã có 319 Hiệp định được ký kết với tổng giá trị khoảng đạt 33,64 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của Đoàn giám sát thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài vẫn còn những vấn đề cần khắc phục. Ví như nhiều công trình nước sạch được đầu tư bằng nguồn vốn ODA nhưng sử dụng được một thời gian nước lại không về nữa, hay việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới nhanh chóng xuống cấp.
Do đó, một số đại biểu đề nghị Báo cáo giám sát cần trả lời các câu hỏi "Việc sử dụng vốn vay ODA có thất thoát, lãng phí không?" và "Những bộ, ngành, địa phương nào làm tốt và không tốt?".
Đặc biệt, trong giai đoạn tiếp theo, khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA sẽ giảm dần, vì thế, việc huy động vốn vay phải đồng bộ với kế hoạch đầu tư công trung hạn và ưu tiên cho các lĩnh vực như hỗ trợ giảm nghèo bền vững, y tế, giáo dục hay các dự án quy mô lớn, có tính lan tỏa cao, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, liên kết vùng, miền.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!