Trong 5 năm tới, số vốn nước ngoài cần huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn, trong khi nguồn ODA chiếm tỷ trọng gần 40% lại đứng trước nguy cơ giảm cả về số lượng lẫn ưu đãi vay. Khi các nguồn vốn ưu đãi nước ngoài bị thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn trong nước, nhưng tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm dần trong 5 năm qua khi từ 27% xuống còn 21%.
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội cho 3 thành phố Việt Trì, Đồng Đăng và Hưng Yên là dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, với tổng mức đầu tư 115 triệu USD, thời gian ân hạn 15 năm và lãi suất vay chỉ là 1% /năm, đến tháng 6 năm nay dự án sẽ hoàn thành. Mặc dù các địa phương vẫn còn nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng, nhưng do nguồn vốn ODA hạn chế, kèm theo lãi suất tăng lên đến 4-5%/năm nên khó khăn là điều khó tránh khỏi.
Theo các chuyên gia, khi không còn vốn vay ODA, Việt Nam có thể lựa chọn các hình thức huy động vốn khác kém ưu đãi hơn như IBRD, hoặc vốn vay thương mại từ Tổ chức tài chính quốc tế IFC. Tuy nhiên, khó khăn cho Việt Nam là việc đáp ứng các yêu cầu về lãi suất và vốn chủ sở hữu sẽ là rất cao khi vay nguồn vốn này.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!