Xanh hoá để đón "đại bàng"

Thuỳ An-Thứ ba, ngày 12/11/2024 20:27 GMT+7

VTV.vn - Theo TS Nguyễn Đình Thọ, nếu không xanh hoá, Việt Nam sẽ rất khó để cạnh trạnh trong thương mại và đầu tư toàn cầu.

"Rất khó đảo ngược xu hướng thương mại và đầu tư toàn cầu", TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết tại Hội thảo với chủ đề "Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn"

Theo ông Thọ, hiện nay Liên minh châu Âu đã ban hành các quy định bắt buộc về báo cáo phát triển bền vững cho tất cả các công ty niêm yết từ tháng 1/2023. Và từ tháng 6/2024, các quốc gia thành viên EU chính thức thể chế hóa và áp dụng quy định này trong luật pháp của mình. Theo đó, tất cả các công ty niêm yết phải thực hiện báo cáo phát triển bền vững.

Việt Nam hiện đang hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 1.000 tỷ USD và đã trở thành một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Đồng thời nằm trong top 20 quốc gia có lượng phát thải lớn nhất toàn cầu. Các yêu cầu về giảm phát thải và báo cáo phát triển bền vững đòi hỏi toàn bộ chuỗi cung ứng và hệ thống của chúng ta phải tuân thủ. Nếu không thực hiện được điều này, chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi thương mại và đầu tư", ông Thọ nhấn mạnh.

Xanh hoá để đón đại bàng - Ảnh 1.

TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Theo ông Thọ, hai ngày trước Apple đã công bố máy tính đầu tiên đạt trung hoà carbon, những nguyên liệu vàng bạc đều đều được tái chế 100%. Và Việt Nam đủ khả năng làm được điều này.

Ông dẫn chứng, Samsung hiện đang sản xuất 90% sản phẩm của mình tại Việt Nam. Công ty này chỉ sử dụng diện tích rất nhỏ ở Bắc Ninh (5ha) và Thái Nguyên (2ha), nhưng đóng góp tới 17-18% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 

"Thời gian qua chúng tôi làm việc với IBM, Apple, họ khẳng định rằng khi đã vào Việt Nam 100% phải là "sạch": Phát thải phải sử dụng năng lượng mặt trời, nước phải tuần hoàn… Đây là những yếu tố chúng ta bắt buộc phải thực hiện, nếu không thực hiện họ sẽ bỏ Việt Nam để đi sang nước khác", Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường khẳng định.

Theo TS Nguyễn Đình Thọ, áp lực hiện nay về chuyển đổi xanh và số hóa cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về phát thải. Nếu chuyển đổi chậm, chi phí sẽ cao và năng lực cạnh tranh của chúng ta sẽ giảm. Do đó, cần một có lộ trình rõ ràng và tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu, phù hợp với thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng tới.

"Chúng ta muốn thu hút các "đại bàng" đầu tư, nhưng "đại bàng" không chờ đợi chúng ta, chúng ta buộc phải tăng tốc thể chế hóa chính sách, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nhanh chóng hơn", ông Thọ thông cho hay.

Xanh hoá để đón đại bàng - Ảnh 2.

Áp lực hiện nay về chuyển đổi xanh và số hóa cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về phát thải

Chuyển đổi kép không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2023 về xu hướng Chuyển đổi kép chỉ ra sự liên hệ giữa công nghệ số và công nghệ xanh. Trong đó, dựa trên những nghiên cứu, đánh giá sử dụng dữ liệu bằng sáng chế, 16 công nghệ xanh và 11 công nghệ số được lựa chọn là nền tảng cho chuyển đổi kép. 

Phân tích từ Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chuyển đổi số chính động lực thúc quan trọng để thúc đẩy sự thành công chuyển đổi xanh và xu hướng Chuyển đổi kép - chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam cũng cần nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường. 

Dù là xu thế tất yếu song theo nhận định của TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tại Việt Nam đang chủ yếu diễn ra một cách riêng lẻ, chưa có tính đồng bộ để tận dụng tối đa tiềm năng giúp tăng năng suất và hiệu quả cho doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế của nền kinh tế nói chung.

Xanh hoá để đón đại bàng - Ảnh 3.

TS. Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo ông Lê Việt Anh, điều cần nhất thời điểm này là cần tạo ra một hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi kép, trên cơ sở đó các doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, định hướng kinh doanh của mình. 

"Chẳng hạn chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe xăng sang xe điện, ai cũng nói xe điện có tính cạnh tranh, bảo vệ môi trường nhưng người tiêu dùng có chọn không, doanh nghiệp có chọn không thì đây cả là một vấn đề. Do đó hệ thống chính sách chúng ta phải thiết kế cần mang tính hành lang và mang tính lộ trình", ông Lê Việt Anh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Lê Việt Anh, bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam khẳng định, việc phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên và nói là chúng tôi đang làm cái này, cái kia; mà thực sự nó là bài toán về đầu tư, về tối ưu hóa nguồn lực, về hiệu quả.

"Quan trọng ở đây là mỗi doanh nghiệp sẽ xác định ra là vấn đề mà mình đang muốn giải quyết và ưu tiên của mình là gì, chứ không phải xu thế hiện nay là gì? Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải bắt đầu từ tư duy người đứng đầu, từ tổ chức, từ công nghệ ", bà Thương cho biết.

Xanh hoá để đón đại bàng - Ảnh 4.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam

Trong một góc nhìn khác, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc ngoại vụ cấp cao HEINEKEN Việt Nam đặt vấn đề làm thế nào để giảm phát thải khi mà vẫn cần phát triển? Quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ doanh nghiệp nào, đều kéo theo tăng phát thải. Do vậy cần giảm phát thải nhanh hơn tốc độ phát triển. 

Theo bà Ánh, để có thể chuyển đổi xanh thành công, cần giải quyết bài toàn chính sách và hạ tầng. Cụ thể cần phải có những chính sách để doanh nghiệp sớm tiếp cận nhanh những nguồn năng lượng tái tạo. Cùng với đó là những giải pháp về hạ tầng. 

"Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất tấm nhôm cuộn. Do đó lượng nhôm tái chế trong nước vẫn phải xuất ra nước ngoài sau đó nhập lại để sản xuất lon nhôm tại Việt Nam", đại diện HEINEKEN Việt Nam lấy ví dụ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước