Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ USD tạo động lực tăng trưởng kinh tế

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 03/10/2020 11:26 GMT+7

VTV.vn - Báo cáo của Fitch Solutions cho rằng, kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, tăng trưởng đạt 2,6% vào năm 2020, dự báo có thể đạt 8,2% vào năm 2021.

Trong khi đó, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 2,6%. Còn đối với năm 2021, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. HSBC kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1%.

Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ USD tạo động lực tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức quốc tế lại có nhận định về Việt Nam như vậy. Mới đây, Tờ báo Mỹ Fortune đưa tin, tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu đã giúp GDP của Việt Nam trong quý III năm nay tăng 2.62% so với cùng kỳ năm trước, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước từ suy giảm trong nửa đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19.

Thặng dư thương mại lên con số kỷ lục 17 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Theo Tổng cục Thống kê, nếu so với con số hơn 7 tỷ USD của năm ngoái, giá trị xuất siêu năm nay đã tăng hơn 2,3 lần.

Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ USD tạo động lực tăng trưởng kinh tế - Ảnh 2.

Xuất khẩu nhiều hơn trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước chính là nhân tố đóng góp trong kỷ lục xuất siêu. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt hơn 71,8 tỷ USD, tăng mạnh hơn 20%. Nhìn chung, tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn mọi năm nhưng trong bối cảnh của COVID-19, đây vẫn là tín hiệu tốt.

Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nói: "Rất nhiều các quốc gia có độ mở kinh tế rộng đặc biệt trong khu vực ASEAN, xuất khẩu giảm mạnh nhưng VN xuất khẩu vẫn tăng 4% trong 9 tháng đầu năm. Vấn đề là chúng ta có độ mở kinh tế nhưng có thị trường xuất khẩu đa dạng, có hưởng lợi từ chiến tranh thương mại".

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng có những đánh giá thận trọng. Con số thặng dư thương mại 17 tỷ USD chủ yếu do nhập khẩu giảm. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu hiện giảm 0,8% so với năm ngoái. Điều này rất có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế và liên quan tới những khó khăn tại thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu thời gian tới.

Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ USD tạo động lực tăng trưởng kinh tế - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Báo Đầu tư.

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục Thống kê, cho biết: "Nhìn ở góc độ sử dụng các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có sự tăng trưởng thấp đi. Máy móc thiết bị vận tải phụ tùng tăng 0,9%, đặc biệt nguyên vật liệu giảm 3,1%. Tuy nhiên, đây cũng khách quan là do ảnh hưởng của COVID-19 khi thương mại toàn cầu đứt gãy do vậy Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước".

Theo chuyên gia, Việt Nam vẫn là "điểm sáng" về tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19. Do vậy, cần các biện pháp để giữ động lực nền kinh tế như khu vực FDI, nông nghiệp và nắm bắt cơ hội xuất khẩu.

Phó Thủ tướng Thường trực: Xuất siêu là điểm sáng của nền kinh tế nước ta Phó Thủ tướng Thường trực: Xuất siêu là điểm sáng của nền kinh tế nước ta

VTV.vn - Đây là phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, ngày 2/10.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước