Sáng nay, 11/11, Microsoft ra mắt phiên bản Windows Server 2016 và System Center 2016 tại Việt Nam. Windows Server 2016 được cung cấp đến tất cả khách hàng với mong muốn giúp các doanh nghiệp đổi mới kinh doanh hiệu quả hơn. Vậy sản phẩm mới này có gì hấp dẫn?
- Bà có thể chia sẻ những điểm nổi bật của Windows Server 2016 và System Center 2016 ?
Bà Sonia Blouin: Windows Server 2016 là hệ điều hành “sẵn sàng chuyển đổi sang đám mây” được trang bị sức mạnh để ngăn chặn các cuộc tấn công và phát hiện hoạt động đáng ngờ với các tính năng mới để kiểm soát truy cập đặc quyền, bảo vệ các máy ảo và làm vững chắc nền tảng chống lại các mối đe dọa mới nổi. Các tính năng này bao gồm giảm thiểu tấn công trên bề mặt và yêu cầu ít các bản vá lỗi/ khởi động lại bảo mật bằng cách triển khai "vừa đủ" hệ điều hành với các tùy chọn Máy chủ Nano mới.
|
Bà Sonia Blouin, Giám đốc Trung tâm khai thác dữ liệu, Microsoft châu Á Thái Bình Dương chia sẻ thông tin với phóng viên. |
Windows Server 2016 cũng giúp ngăn chặn nguy cơ liên quan với các tài khoản người dùng nhờ sử dụng các tính năng quản lý ưu tiên để hạn chế truy cập "vừa đủ" và "kịp thời" vào quá trình quản lý; Tính năng Shielded Virtual Machines (máy ảo được bảo vệ) giúp tránh mã độc từ các nguồn mã độc và các máy chủ thỏa hiệp nhờ sử dụng Bitlocker để mã hóa các máy ảo; Bảo vệ mọi triển khai của Windows Server 2016, dù vận hành trên đồ hình đám mây bất kỳ nhờ các tính năng như Code Integrity, Defender, Control Flow Guard...
Với Windows Server 2016, Microsoft đã cung cấp một tập hợp những tính năng mới để xử lý những thách thức của điện toán đám mây. Vì đổi mới liên tục gia tăng, quá trình vận hành CNTT đang phải đối mặt với một danh sách mở rộng các công cụ chuyên ngành được xây dựng cho những tính năng mới. Khó khăn là tìm công cụ thế chỗ cho việc tiến hành cập nhật máy tính cho từng bàn làm việc để giảm thiểu thời gian và công sức. Để đáp ứng nhu cầu thực tế của đám mây phức tạp, Microsoft cung cấp một cách tiếp cận toàn diện để quản lý tại chỗ và quản lý các môi trường đám mây với System Center và Microsoft Operations Management Suite.
Một trong số những cải tiến của System Center 2016 đó là cung cấp hỗ trợ cho trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm bao gồm quản lý vòng đời của Máy chủ nano và máy ảo, triển khai đơn giản thành phần mạng được định nghĩa bằng phần mềm của Windows Server 2016, hỗ trợ không gian lưu trữ trực tiếp và nhân rộng dung lượng lưu trữ.
Mở rộng diện tích giám sát bề mặt và giảm ma sát cho các vận hành CNTT với quản lý cảnh báo dưa trên dữ liệu giúp làm giảm tiếng ồn và cho phép xử lý sự cố nhanh hơn, lên lịch trình cửa sổ bảo trì, tăng quy mô trong việc theo dõi các máy chủ UNIX và Linux, và truy cập tới các gói quản lý.
Quản lý các máy tính, máy chủ Mac, Unix / Linux được kết nối của doanh nghiệp cùng với các thiết bị di động chạy Windows Windows Phone, iOS, Mac OS X, và Android, tất cả được quản lý thống nhất từ một bảng điều khiển; Mở rộng tầm nhìn vào quy trình nhiều đám mây bao gồm Azure, AWS hoặc các đám mây của bên thứ 3.
Với phần mở rộng Operations Management Suite, khách hàng có thể mở rộng triển khai System Center thông qua các dịch vụ đám mây dành cho phân tích để dễ dàng xử lý sự cố, sao lưu và khôi phục thảm họa để bảo vệ trung tâm dữ liệu, tự động hóa để giảm thiểu công việc lặp lại và phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa an ninh.
- Vậy việc chuyển đổi kỹ thuật số ở thời điểm này đem lại những lợi ích gì?
Theo tầm nhìn của Microsoft, các lãnh đạo CNTT cần chuyển đổi kỹ thuật số và tận dụng một chiến lược đám mây lai để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số cho các hoạt động của họ. Bằng cách làm như vậy, các lãnh đạo CNTT sẽ đạt được những yếu tố sau: Cung cấp bảo mật tốt hơn để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số; Đơn giản hóa Quản lý để tập trung vào kinh doanh; Tích hợp và quản lý đám mây lai mang lại lợi ích cho cả môi trường CNTT DN và đám mây; Mở rộng lên đám mây công cộng để Đổi mới.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của các đội ngũ CNTT để áp dụng phương pháp Quản lý Đám mây Hiện đại thông qua Windows Server 2016 & System Center 2016 và mang đến khả năng mới để hỗ trợ các lãnh đạo CNTT đạt được mục tiêu trong thời đại kỹ thuật số mới.
- Những đặc điểm cơ bản của đám mây lai là gì? Đám mây lai của MSFT sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào trong quá trình chuyển đổi?
Như đã chia sẻ, áp dụng một chiến lược đám mây lai là bước tiếp theo trong cuộc hành trình cho các tổ chức đang tìm cách khai thác đám mây hiện đại dù đang tiếp tục quản lý tài sản CNTT truyền thống.
Đám mây lai là tiến triển tự nhiên cho mọi tổ chức trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, bất kể quy mô, ngân sách để đạt được hoài bão kỹ thuật số của họ. Đây là hành động cân bằng khó khăn cho CNTT để quản lý cả hai nhu cầu kỹ thuật số hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Các đám mây chứa nhiều ứng dụng mới sẽ đem lại các công cụ quản lý, các ứng dụng thông minh và phân tích tiên tiến tốt hơn để không những giảm chi phí, tăng hiệu quả mà còn để đổi mới và cho phép tiếp cận thị trường nhanh hơn. Vì vậy, không thể bỏ qua và đám mây lai cần được quản lý.
Microsoft đã tích hợp an ninh một cách độc đáo cho mọi đám mây và hạ tầng dịch vụ lai ở mọi mức - thiết bị, ứng dụng và cơ sở hạ tầng. Cột mốc quan trọng trong cam kết của Microsoft để sẵn sàng cho chuyển đổi kỹ thuật số là ra mắt Windows Server 2016 và System Center 2016 tại Việt Nam.
Windows Server 2016 là hệ điều hành sẵn sàng cho đám mây, giúp hỗ trợ công việc hiện thời của các tổ chức mà vẫn dễ dàng và an toàn chuyển đổi lên đám mây theo nhu cầu kinh doanh kỹ thuật số. Windows Server 2016 mang lại các cải tiến mạnh mẽ bao gồm bảo mật nâng cao đa tầng, bảo vệ các cuộc tấn công mạng và phát hiện được các hoạt động nghi vấn; định danh phần mềm, các tính năng về mạng và lưu trữ từ Azure; và các nền tảng ứng dụng sẵn sàng cho đám mây để triển khai và chạy các ứng dụng sẵn có và ứng dụng đám mây truyền thống.
System Center 2016 giúp các tổ chức dễ dàng triển khai, cấu hình và quản trị các trung tâm dữ liệu số, ảo hóa và các hạ tầng đám mây lai. Bản phát hành mới nhất của System Center đưa ra một mảng các tính năng mới, giúp đáp ứng tốt nhất các nhu cầu doanh nghiệp, hỗ trợ mọi thứ từ khởi tạo nền tảng ảo và nền tảng vật lý tới quản trị các quy trình CNTT và quản trị dịch vụ. Khi khởi tạo cùng bộ Operations Management Suite, các tổ chức có thể đơn giản hóa và quản trị hiệu quả nhiều giải pháp đám mây từ một màn hình duy nhất.
Hiền Mai (thực hiện)