Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo

Nguyễn Ngân, Thành Luân, Hải Nam-Thứ ba, ngày 24/10/2023 12:48 GMT+7

VTV.vn - Cắt ghép giả mạo văn bản có chữ ký của người đứng đầu và logo VTV để tạo lòng tin, số tiền chiếm đoạt từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

Các nhóm tội phạm giả mạo Đài THVN tìm kiếm người chơi cho các chương trình như Táo Quân nhí, Duyên dáng áo dài, Chúng tôi là chiến sĩ… để lừa tiền. 

Các nhóm tội phạm còn cắt ghép giả mạo nhiều văn bản có chữ kí của người đứng đầu cùng logo VTV để tạo lòng tin. Nhiều nạn nhân đã thông tin tới VTV.

Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 1.

Từ 1 trang thông tin giả mạo trên facebook giới thiệu rằng "cuộc thi Duyên dáng áo dài do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức" (thực tế, VTV không tổ chức cuộc thi này - PV), một giáo viên cấp 3 đã đăng ký tham gia. Hình ảnh của chị được nhóm đối tượng đưa vào 1 trang báo với thiết kế bắt chước giống hệt Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam.

Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 2.

Từ đó, đối tượng yêu cầu chị phải thực hiện các nhiệm vụ do nhà tài trợ đưa ra như chuyển tiền mua các sản phẩm theo yêu cầu để thể hiện sự ủng hộ với chương trình. Đối tượng cam kết, khi chị hoàn thành nhiệm vụ sẽ chuyển lại tiền và thêm 15% hoa hồng. Thế nhưng sự thật, chị mất… gần 1 tỷ đồng.

Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 3.
Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 4.

Cách đây ít ngày, một nạn nhân cũng mất gần 100 triệu đồng. Từ trang facebook giới thiệu ban tổ chức chương trình Táo quân phiên bản nhí của Đài Truyền hình Việt Nam, chị đăng ký cho con tham gia trong khi thực tế VTV không có kế hoạch tổ chức chương trình này.

Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 5.
Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 6.

Liên tiếp các sự việc được người dân trình báo công an. Trong các cuộc hội thoại của người dân với đối tượng, có nhiều thời điểm, người dân đã nhận ra dấu hiệu bị lừa nhưng sau đó lại bị thuyết phục bởi những văn bản có chữ ký của người đứng đầu Đài Truyền hình Việt Nam và người dân tiếp tục chuyển tiền nhưng thực chất, tất cả đều là giả mạo.

Vạch trần chiêu thức giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để lừa đảo - Ảnh 7.

Công an thành phố Hà Nội đang xác minh các số điện thoại và tài khoản mạng xã hội liên quan đến các nhóm đối tượng đã sử dụng hình ảnh của Đài Truyền hình Việt Nam lừa đảo, đồng thời khuyến cáo người dân cảnh giác khi thấy những yêu cầu chia sẻ, nhấn like, làm nhiệm vụ, hưởng hoa hồng trên mạng xã hội.

Các đối tượng lừa đảo trực tuyến thường xuyên thay đổi chiêu trò nên người dân cần tỉnh táo, tìm hiểu thật kỹ để tránh sập bẫy.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước