Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi nêu trên:
Các biểu hiện ở trẻ bị táo bón
Táo bón ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện qua các triệu chứng như giảm tần suất đi đại tiện bình thường hay dưới 3 lần/ tuần, kèm theo đó là đi đại tiện khó khăn, đau, phân khô và cứng. Hậu môn của bé có thể bị nứt, loét dẫn đến tình trạng chảy máu. Nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng của trẻ táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Đối với trường hợp này, chỉ cần trẻ bú tốt, chơi vui vẻ thì dù số lần đi cầu ít thì mẹ chưa cần phải quá lo lắng.
Trẻ bị táo bón nên ăn gì và không nên ăn gì?
Phần lớn trẻ bị táo bón chức năng với nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống, lối sống không hợp lý. Chính vì vậy, trẻ ăn gì và không nên ăn gì khi bị táo bón là điều bố mẹ phải nắm chắc để điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý.
Bé bị táo bón không nên ăn gì?
- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, chứa sắt và một số loại protein khó tiêu hóa. Lượng thời gian để tiêu hóa hết lượng thịt đỏ này so với thời gian tiêu hóa rau xanh là cần gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Điều này làm tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn.
- Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh: Các loại bánh kẹo ngọt như chocolate, mì ống, bánh quy giòn; đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sandwich… là những loại thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Pho mát và sữa công thức chứa lactose là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn phomat và dùng sữa công thức chứa lactose vì đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.
Bé bị táo bón nên ăn gì?
- Hoa quả họ cam, quýt, bưởi: Hoa quả họ cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
- Khoai sọ, khoai tây, khoai lang: Khoai sọ, khoai tây, khoai lang cung cấp hàm lượng chất xơ, tinh bột có tác dụng làm nhuận tràng, giúp làm giảm táo bón ở trẻ.
- Các loại rau xanh có tính mát như mồng tơi, bắp cải, rau diếp xanh…đây đều là các loại rau có tính mát, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, rau mồng tơi cung cấp chất nhầy giúp phân mềm hơn, trẻ đi ngoài dễ hơn.
Bổ sung lợi khuẩn sống bằng men vi sinh cho trẻ bị táo bón
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc điều trị táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, rau củ nếu nấu quá kỹ cũng bị hao hụt đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.Trong nhiều trường hợp, ngay cả cung cấp đủ rau nhưng trẻ vẫn bị táo bón do cơ thể không hấp thu được một cách triệt để nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn. Đó là lý do bên cạnh thay đổi chế độ ăn, bố mẹ cần bổ sung lợi khuẩn sống bằng các loại men vi sinh chất lượng tốt cho trẻ, ví dụ như Bào tử lợi khuẩn LiveSpo PregMom.
Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng để có sức khỏe tốt thì hệ tiêu hóa cần phải quan tâm, lúc đó trẻ mới có cả thể lực lẫn trí lực. Hai phần ba hệ thống miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Chính vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ cho trẻ những men vi sinh - là những vi khuẩn có lợi nằm ở thành của ruột non và đại tràng. Lợi khuẩn chính là những vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ niêm mạc của ruột để tránh các bệnh đường ruột (trong đó có bệnh táo bón ở trẻ nhỏ).
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe của trẻ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Sống khỏe cùng Dr. ANH 19008946.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!