Theo chia sẻ của PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào, Giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, ngạt mũi là một trong những biểu hiện rất hay gặp của người bệnh COVID-19. Ngạt mũi thường đi kèm chảy mũi và đau rát họng, xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi được xác định nhiễm SARS-CoV-2.
Ngạt mũi làm cho người bệnh không ngủ được, thường phải há miệng ra để thở, dẫn đến tình trạng khô họng và đau họng của người bệnh ngày càng nặng hơn.
Thêm vào đó, việc đường thở không thông thoáng sẽ giảm chức năng thông khí của đường hô hấp, khả năng trao đổi khí ở phế nang giảm.
Việc điều trị triệu chứng ngạt mũi cũng là một trong những bước để tránh bội nhiễm dịch ứ đọng trong hốc mũi, diễn biến thành viêm mũi xoang cấp hoặc dịch chảy xuống dưới phế quản mang theo SARS-CoV-2 gây viêm phế quản, viêm phổi.
Đặc biệt, đối với người đang điều trị viêm mũi xoang không may nhiễm SARS-CoV-2 thì cần tiếp tục duy trì điều trị viêm mũi xoang kết hợp với các phương pháp chống ngạt mũi. Vì nếu bạn dừng việc điều trị viêm lại sẽ khiến tình trạng viêm nặng lên do sự tác động của SARS-CoV-2 đã làm giảm sức đề kháng của hệ thống biểu mô đường hô hấp, trong đó có mũi xoang.
Dưới đây là các biện pháp xử trí ngạt mũi ở người nhiễm SARS-CoV-2:
- Xông hơi mũi bằng nước muối đẳng trương hoặc ưu trương hay một số loại lá có tinh dầu loãng (sả, chanh, bưởi, bạc hà, trầu không…) làm loãng chất nhầy và làm dịu đường mũi bị kích ứng.
- Uống nhiều chất lỏng: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc uống nước cũng làm loãng được chất dịch trong hốc mũi, làm cho mũi thông thoáng, giảm ngạt. Nước ấm là phương thuốc tốt nhất để điều trị các triệu chứng ngạt mũi.
Bên cạnh việc giữ đủ nước, một cốc nước ấm, gừng nóng và trà xanh có thể giúp giảm nghẹt mũi.
Bạn cũng có thể uống nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ, những loại nước này mang lại lợi ích sức khỏe riêng, nhưng lưu ý đừng uống quá nhiều ở những người có tiền sử tăng huyết áp vì có thể dẫn tới tăng khối lượng tuần hoàn.
- Pha dịch nhỏ mũi: Khi bạn nhiễm SARS-CoV-2 mà không có người hỗ trợ để ra ngoài mua thuốc, bạn có thể tự chế thuốc nhỏ mũi: 1 cốc nước ấm và ½ thìa cà phê muối lắc đều rồi nhỏ 3-6 giọt dung dịch vào mỗi lỗ mũi, hít nhẹ.
- Ăn thức ăn cay: Nếu muốn tìm kiếm các cách tự nhiên để điều trị ngạt mũi, ăn thức ăn cay có thể là một lựa chọn. Ớt có một thành phần gọi là capsaicin, được biết đến với tác dụng sinh nhiệt. Điều này có thể làm thông mũi, giảm viêm và giảm nghẹt mũi.
- Nằm ngủ kê cao đầu và có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ (nếu có điều kiện).
- Sử dụng nhóm thuốc tại chỗ chống xung huyết mũi: Naftazoline, xylometazoline, adrenaline, ephedrine… Tuy nhiên, nhóm thuốc này tuyệt đối phải do bác sĩ chỉ định và sử dụng dưới 10 ngày do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, lo lắng, mất ngủ…
- Thuốc kháng histamine đường uống hoặc tại chỗ (loratadin, cetirizin, fexofenadine, desloratadin…) làm khô mũi, giảm tiết dịch và triệu chứng hắt hơi khi nhiễm SARS-CoV-2, ngăn ngừa lây nhiễm khi bắn các giọt dịch tiết ra môi trường xung quanh (vừa điều trị - vừa phòng bệnh). Tuy nhiên, các thuốc nhóm này người bệnh cũng nên được tư vấn bởi bác sĩ Tai Mũi Họng, tránh tự ý dùng thuốc.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào lưu ý: Nếu sử dụng các biện pháp trên không đỡ, xuất hiện thêm chảy mũi vàng xanh, chảy dịch mũi lẫn máu, đau nhức vùng mặt xung quanh các xoang và hiện tượng ho đờm tăng dần, cần liên hệ và đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.