Ăn nhậu ngày Tết: Người viêm đại tràng “lo” nhiều hơn “no”

PV, icon
08:00 ngày 04/01/2020

VTV.vn - Rượu bia luôn là nỗi ám ảnh lớn đối với người viêm đại tràng, bởi chỉ cần “vui quá đà” một chút là coi như “mất Tết".

"Nỗi ám ảnh" ngày Tết mang tên bia rượu

Trong những buổi gặp gỡ đầu xuân, chúng ta thường thấy sự có mặt của những ly bia, chén rượu mừng. Bởi đó được xem là một cách để thay lời chúc may mắn cho năm mới, cho không khí Tết thêm phần rộn ràng. Tuy nhiên, đối với những người viêm đại tràng, những chén bia, ly rượu đó lại trở thành "nỗi ám ảnh" lớn, chỉ cần hơi quá đà là nỗi lo "bệnh cũ không rủ cũng đến" coi như mất Tết.

Việc sử dụng rượu bia quá mức ngày Tết sẽ tiêu diệt một lượng lớn lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây ra tình trạng khó chịu: ậm ạch, đầy bụng, đau bụng và rối loạn phân.

Hơn nữa, trong những ngày Tết không thể thiếu những món ăn đặc trưng như bánh chưng, đồ ăn chiên xào, chả, thịt hay đồ uống có ga…Việc tiêu thụ cùng lúc các loại thức ăn này gây nên tình trạng quá tải cho đường ruột. Lúc này, vi khuẩn gây hại bùng phát làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, không đủ enzyme tiêu hóa thức ăn, dễ dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Chất dư thừa, không được hấp thu từ thực phẩm, rượu bia dễ dàng xâm nhập vào các ổ viêm loét đại tràng, khiến chúng càng trở nên trầm trọng và lan rộng hơn. Chính vì vậy, việc ăn nhậu ngày Tết trở thành "nỗi ám ảnh" lớn đối với người viêm đại tràng.

Ăn nhậu ngày Tết: Người viêm đại tràng “lo” nhiều hơn “no” - Ảnh 1.

Lạm dụng bia rượu ngày Tết khiến viêm đại tràng rất dễ tái phát (ảnh minh họa)

Lưu ý khi sử dụng rượu bia ngày Tết

Ngày Tết, chuyện "chén chú, chén anh" mừng vui xuân mới là điều khó tránh. Vậy làm thế nào để người viêm đại tràng có thể yên tâm đón Tết?

Để hạn chế tác hại của rượu bia ngày Tết, người viêm đại tràng cần tránh lạm dụng rượu bia. Khi cần thiết phải sử dụng thì nên lựa chọn các loại rượu bia có độ còn thấp (dưới 30 độ) và thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn để giúp tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, hạn chế tối đa tình trạng viêm đại tràng tái phát, giúp người bệnh yên tâm đón Tết.

Lợi khuẩn sau khi đưa vào cơ thể phát triển nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học bao phủ thành ruột/đại tràng, giúp bảo vệ niêm mạc ruột/ đại tràng khỏi các tác nhân gây hại.

Mặt khác, lợi khuẩn còn tiết ra các enzymes tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lợi khuẩn tổng hợp ra các vitamin, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Thêm vào đó, chúng còn giúp đào thải các hại khuẩn ra khỏi đường ruột, kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể làm tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, các lợi khuẩn ở trạng thái đang hoạt động như Lactobacillus, Bifidobacteria là những tế bào sinh dưỡng bình thường, nhạy cảm với nhiệt độ và nhiều yếu tố môi trường khác nên chế phẩm chứa thành phần là các lợi khuẩn này thường không đạt được hiệu quả mật độ mong muốn sau một thời gian bảo quản. Quan trọng hơn, phần lớn lợi khuẩn này sẽ chết tại môi trường acid dạ dày trước khi xuống được đại tràng để phát huy tác dụng mong muốn.

Ăn nhậu ngày Tết: Người viêm đại tràng “lo” nhiều hơn “no” - Ảnh 2.

Để xử lý những hạn chế trên, một nhà khoa học Việt Nam là TS. Nguyễn Hòa Anh cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công lợi khuẩn ở dạng bào tử - hay còn gọi là "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH", ứng dụng bào chế các sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột.

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về vấn đề sức khỏe đại tràng, độc giả vui lòng liên hệ 19008946.

Đánh giá sức khỏe đại tràng qua hình dáng và màu sắc phân Đánh giá sức khỏe đại tràng qua hình dáng và màu sắc phân 4 mẹo cải thiện lối sống đẩy lùi nguy cơ ung thư đại trực tràng 4 mẹo cải thiện lối sống đẩy lùi nguy cơ ung thư đại trực tràng 4 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng 4 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục