Dù đã một lần ăn so biển, bị ngộ độc nhẹ với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy nhưng bệnh nhân N.V.T. (55 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh) vẫn chủ quan nghĩ không sao. Lần này, hàng xóm đi biển bắt được con so nên mời bệnh nhân sang ăn.
Sau khi ăn khoảng 5 phút, bệnh nhân bắt đầu thấy tê bì đầu môi, ngón tay rồi mệt rũ toàn thân. Vợ và hàng xóm đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên trong tình trạng lơ mơ, thở yếu do liệt cơ hô hấp.
Các bác sĩ đã nhanh chóng đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp và chuyển người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Theo bác sĩ Vũ Công Quân, Khoa Hồi sức tích cực Nội, ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và xác định bệnh nhân bị ngộ độc so biển. Các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử trí thải độc theo phác đồ, kháng sinh, thở máy, chống độc đặc hiệu.
Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, tự thở được và bỏ được máy thở, còn cảm giác tê tay, yếu chân và đau đầu. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.
Trong so biển có chứa độc tố tetrodotoxin có độc tính rất mạnh, bền với nhiệt, các biện pháp chế biến hiện nay không đảm bảo loại trừ hết nguy cơ gây ngộ độc. Độc tố gây ảnh hưởng đến thần kinh (đặc biệt là liệt), ngoài ra còn ảnh hưởng đến tim mạch và tiêu hóa.
Với liều độc thấp có thể gây rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt các cơ vận động. Nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời người bệnh T.H.H., 19 tuổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang, bị bỏng điện cao thế.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 36.
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 27 ca bệnh sởi, trong đó có 20 ca bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
VTV.vn - Người bệnh Đặng Thị Tư (31 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) bị tai nạn vùi lấp do sạt lở đất trong mưa lũ.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ, 9 tuổi, trú tại Hải Dương, trong tình trạng hôn mê, tím tái.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ 30/8 - 6/9.
VTV.vn - Trước đây người bệnh máu khó đông từng bị hạn chế tập thể thao do lo sợ biến chứng khi va chạm, chấn thương.
VTV.vn - Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
VTV.vn - 3 nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại sức khỏe đã ổn định.
VTV.vn - Tính đến thời điểm hiện tại, Trạm Tấu là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận cấp cứu cho 2 bệnh nhân nữ bị vỡ đại tràng do tự thụt tháo tại nhà.
VTV.vn - Trong thời điểm bão Yagi (bão số 3) đổ bộ, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn.
VTV.vn - Phòng khám đa khoa Y học Nghệ An được biết đến là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng. Được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn.