Theo thông tin từ bệnh viện, bé T.T., 15 ngày tuổi, trú tại Bắc Giang, mẹ bé mắc thủy đậu từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trong thời gian mẹ mắc bệnh, bé vẫn ở cùng với mẹ.
Khi 9 ngày tuổi, bé xuất hiện mụn phỏng nước ở tay, chân sau lan ra toàn thân, kèm theo ho, thở nhanh và quấy khóc nhiều. 2 ngày sau, gia đình đưa bé vào bệnh viện ở địa phương để thăm khám và được chẩn đoán suy hô hấp - viêm phổi, thủy đậu.
Do bệnh chuyển biến nặng, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trung tâm Sơ sinh cho biết: Bé nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phổi hai bên thông khí kém, tăng trương lực cơ, da toàn thân dày đặc mụn nước, rải rác các mụn mủ. Sau khi thăm khám, bé được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, thủy đậu sơ sinh.
Các bác sĩ đã nhanh chóng cho bé thở máy để hỗ trợ hô hấp, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch, IVIG và sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Sau 14 ngày được chăm sóc và điều trị, hiện tại tình trạng của bé đã dần ổn định, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, bú tốt, phổi 2 bên thông khí đều, trương lực cơ bình thường, các nốt trên da đã bong vảy.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là bỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thủy đậu có tên Varicella zoster gây nên. Virus này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi mang thai hoặc trẻ mắc phải sau sinh do tiếp xúc với các giọt bắn trong môi trường chứa virus thủy đậu (lây truyền qua đường hô hấp) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc bị nhiễm bệnh.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tủy, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.
Nguy cơ tử vong ở trẻ tăng lên khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng nhiễm thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh do không có đủ thời gian để hình thành và truyền kháng thể của mẹ cho con.
Do đó, trước khi mang thai từ 3 - 6 tháng mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho trẻ. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong 1 năm đầu đời, trẻ sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.
Nếu mẹ đang mắc thủy đậu phải được cách ly với trẻ cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho con, thông thường từ 2 - 3 tuần.
Trẻ sơ sinh phơi nhiễm (mẹ đang bị thủy đậu, con không bị thủy đậu) hoặc bị nhiễm bệnh thủy đậu vẫn được khuyến khích cho ăn bằng sữa mẹ vì kháng thể trong sữa mẹ có thể có hiệu quả bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nguy cơ lây bệnh khi vắt sữa cho trẻ chưa bị bệnh.
"Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mắc thủy đậu, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà như hầu hết trẻ lớn và người lớn mà cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ" - TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga khuyến cáo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.