Bệnh nhân bị rắn cắn cần hạn chế vận động

Kim Xuân, Đức Thắng (Ban Thời sự), icon
06:00 ngày 30/04/2016

VTV.vn - Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi bị rắn cắn, người bệnh cần hạn chế vận động để tránh nọc độc truyền nhanh về tim.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai - cho biết: “Garo để sơ cứu rắn cắn là phương pháp không chính thức được khuyến cáo sử dụng do khi garo, việc vận chuyển máu từ động mạch đến các chi sẽ bị ngừng, gây nguy hiểm, thiếu máu ở vùng bị rắn cắn, làm tổn thương càng nặng hơn.

Nếu bị rắn lục cắn, chỉ cần nẹp vùng bị cắn. Nếu là rắn hổ gây liệt như cạp nong, cạp nia, rắn biển, hổ mang chúa, cần băng ép bất động toàn bộ vùng chân, tay bị cắn, nẹp cố định như trong trường hợp bị gãy xương. Sau đó, cần nhanh chóng dùng phương tiện vận chuyển hoặc cõng bệnh nhân đến bệnh viện. Một số lưu ý: không để bệnh nhân tự đi lại; để vùng bị rắn cắn thấp hơn hoặc ngang bằng vị trí của tim; không mất thời gian để tìm các biện pháp chữa rắn cắn ở ngoài cơ sở y tế, làm mất cơ hội điều trị sớm cho bệnh nhân”.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục