Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sán dải lợn có thể gây bệnh ở người dưới 2 dạng khác nhau là bệnh sán dải lợn trưởng thành và bệnh ấu trùng sán dải lợn, cụ thể:
Bệnh sán dải lợn trưởng thành: Người bị bệnh do ăn phải thịt lợn có nang sán (lợn gạo) chưa được nấu chín. Nang sán sau khi nuốt vào đường tiêu hóa sẽ nở ra ấu trùng, trưởng thành và ký sinh ở ruột non. Phần đầu sán có các giác hút và móc để bám vào thành ruột để hấp thu chất dinh dưỡng.
Nhiễm sán dải lợn trưởng thành thường không có triệu chứng rõ rệt, có thể người bệnh bị đau bụng, rối loạn hấp thu, suy nhược cơ thể… Những đốt sán già ở cuối cơ thể con sán có thể tự đứt ra và đào thải qua phân. Thường người bệnh có thể phát hiện hàng ngày các đốt sán rời rạc hoặc một đoạn các đốt dính liền ra theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít).
Bệnh ấu trùng sán dải lợn: Đa phần bệnh ấu trùng sán dải lợn là biến chứng của bệnh nhiễm sán trưởng thành. Những đốt sán già rụng đi và nằm trong đường tiêu hóa bệnh nhân, nếu như có rối loạn nhu động ruột, đốt sán có thể bị đẩy ngược lên dạ dày. Đốt sán sẽ bị vỡ ra và phóng thích từ 30.000 - 50.000 trứng tại dạ dày, các trứng được hấp thu vào máu, theo vòng tuần hoàn đi đến các cơ quan rồi tạo thành rất nhiều các nang chứa ấu trùng. Nuốt phải trứng sán dải lợn qua đồ ăn thức uống cũng có thể gây bệnh ấu trùng, tuy nhiên trong trường hợp này, số lượng nang sán rất ít.
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ, có thể sờ thấy dưới da có những u nhỏ bằng hạt đậu, không ngứa, không đau. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị đau đầu, động kinh, yếu liệt hoặc hôn mê. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây giảm thị lực hoặc mù.
Điều trị sán dải lợn bằng cách nào?
Điều trị các thuốc xổ giun sán thông thường sẽ không tiêu diệt được sán dải lợn. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để có chỉ định điều trị đúng.
Để điều trị sán dải lợn trưởng thành có thể dùng thuốc ngắn ngày. Tuy nhiên, điều trị bệnh ấu trùng sán dải lợn phải dùng thuốc đến nhiều tuần lễ và có thể phải lặp lại nhiều lần. Các thuốc điều trị ký sinh trùng thường có nhiều tác dụng phụ khi điều trị dài ngày, vì vậy người bệnh không nên tự mua thuốc uống.
Khi nào cần xét nghiệm sán dải lợn?
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán lợn trưởng thành là xét nghiệm phân tìm trứng sán, hoặc định danh đốt sán nhìn thấy trong phân. Chỉ định xét nghiệm phân khi người bệnh thấy trong phân có vật thể lạ không chắc là đốt sán, hoặc khi có những triệu chứng ở đường tiêu hóa nghi ngờ do nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm phân để tìm trứng, ấu trùng các loại ký sinh trùng đường ruột, kể cả trứng sán dải lợn.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm tìm kháng thể đối với ấu trùng sán dải heo để định hướng chẩn đoán sau khi có những bằng chứng khác nghi ngờ bệnh ấu trùng. Không dùng xét nghiệm máu để tầm soát bệnh vì kết quả dù dương tính cũng không xác định thời gian mắc bệnh.
Để hình thành chẩn đoán một bệnh ký sinh trùng, bác sĩ cần thu thập nhiều thông tin từ việc hỏi bệnh, tìm hiểu về dịch tễ, tiền sử bệnh, đến việc thăm khám kỹ lưỡng để phát hiện các triệu chứng gợi ý, nếu hướng tới một bệnh nào đó bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm hoặc làm thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác phù hợp. Khi nào nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng mới chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng để củng cố chẩn đoán.
Cách phòng ngừa bệnh sán dải lợn
Để đề phòng bệnh sán dải lợn, người dân không ăn nên thịt lợn tái, sống. Trong lúc chế biến thực phẩm nếu thấy trong thịt lợn có các nang ấu trùng giống như hạt gạo, phải tiêu hủy đi.
Nếu nghi ngờ có đốt sán trong phân, người dân nên đi khám để được điều trị sớm và triệt để nhằm ngăn ngừa biến chứng bệnh ấu trùng. Phân người bệnh phải được quản lý tốt, không đi bừa bãi, là nguồn lây bệnh cho lợn. Không nuôi lợn thả rong để tránh tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường.
Ngoài ra, để phòng nguy cơ nhiễm trứng sán, người dân nên dùng các loại đồ ăn, thức uống sạch, đã được nấu chín.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.