GS.TS Phan Trọng Lân cho biết: Các virus nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng, trong quá trình lưu hành, sau nhiều lần sao chép và nhân bản có thể xuất hiện những biến đổi trong cấu trúc của gen, nghĩa là có sự thay đổi ở một hoặc một số vị trí trên bộ gen di truyền so với bộ gen ban đầu của virus, điều này được gọi là đột biến gen.
Khi quá trình lây nhiễm tăng nhanh, quá trình virus sao chép và nhân bản cũng gia tăng, các đột biến gen của virus có cơ hội xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng xuất hiện biến thể cao hơn. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28.000 đột biến trên gen của virus SARS-CoV-2. Hầu hết các đột biến không làm thay đổi đặc tính của virus, nhưng có một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học như làm tăng khả năng lây nhiễm, giúp virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch hay làm tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp.
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARS-CoV-2 làm 2 nhóm là Biến thể đáng quan tâm (VOIs) và Biến thể đáng quan ngại (VOCs). Biến thể đáng quan tâm (VOIs) khi có thay đổi về kiểu hình hoặc có 1 gen với nhiều đột biến có khả năng làm thay đổi acid amin liên quan đến kiểu hình và gây lây lan dịch trong cộng đồng hoặc có nhiều ca/chùm ca bệnh xuất hiện cùng lúc; hoặc được phát hiện ở nhiều quốc gia.
Còn biến thể đáng quan ngại (VOCs) là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan; làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ COVID-19 một cách tiêu cực; tăng độc lực virus/làm nặng lên biểu hiện lâm sàng; giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng; hay giảm hiệu quả của các vaccine, xét nghiệm chẩn đoán, liệu pháp điều trị hiện hành.
Hiện nay, các biến thể đáng quan ngại (VOCs) bao gồm: Biến thể B.1.1.7 (phát hiện lần đầu ở Anh) đã được ghi nhận ở 155 quốc gia, Biến thể B.1.351 (phát hiện ở Nam Phi) đã được ghi nhận ở 111 quốc gia, Biến thể P.1 (phát hiện ở Brazil) đã được ghi nhận ở 62 quốc gia, và biến thể B.1.617 (phát hiện lần đầu ở Ấn Độ) đã được ghi nhận ở 63 quốc gia. Theo WHO, các biến thể với lợi thế thích nghi sẽ dần dần thay thế các biến thể cũ theo thời gian.
GS.TS Nguyễn Trọng Lân chia sẻ về sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ảnh: Bộ Y tế
GS.TS Phan Trọng Lân cho biết thêm: Tại Việt Nam, ngay từ khi vụ dịch bùng phát đã phát hiện ra các biến thể mang đột biến D614G vào đầu tháng 3/2020 từ những công nhân từ nước ngoài về, tiếp đến là sự xuất hiện của các VOCs như biến thể B.1.1.7 và biến thể B.1.351 được ghi nhận vào tháng 10/2020 từ những công dân về nước từ Anh và hiện nay là biến thể B.1.617 từ ổ dịch Yên Bái, Hà Nam.
Các biến thể đáng quan ngại xuất hiện, lưu hành thì sau 1 thời gian sẽ xuất hiện ở hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, làm cho công tác dự phòng và kiểm soát càng đòi hỏi ở mức cao hơn nữa.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, hiện nay, các tác động của biến thể SARS-CoV-2 chủ yếu trên 5 phương diện là: khả năng lây lan, độ nặng của bệnh, công tác xét nghiệm, tránh miễn dịch và điều trị.
Về khả năng lây lan, mức độ lây lan của các biến thể có sự khác nhau, qua nghiên cứu cho thấy rằng biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ, nghĩa là một người đã mắc bệnh với biển thể cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác, với biến thể B.1.1.7 có thể lây cho đến 7 người khác. Các biến thể khác như B.1.351, P.1, B.1.617 cũng được WHO báo cáo rằng có khả năng gia tăng sự lây nhiễm. Do vậy, nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì khả năng lây lan dịch tăng theo cấp số nhân.
Về độ nặng và điều trị, theo báo cáo từ WHO và CDC Hoa Kỳ, biến thể B.1.1.7 có khả năng liên quan đến việc tăng độ nặng và khả năng tử vong. Theo WHO, biến thể B.1.351 cũng có khả năng gia tăng nguy cơ tử vong trong bệnh viện và biến thể P.1 có khả năng gia tăng nguy cơ nhập viện.
Mặt khác, theo ước tính về sự lây truyền virus ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm bệnh không triệu chứng là 30%; nghĩa là có khoảng 70% bệnh nhân sẽ phát triển triệu chứng sau nhiễm SARS-CoV-2. Ở những người có triệu chứng, trong đó có khoảng 20% mắc bệnh nặng và có 5% là rất nặng (sốc, rối loạn chứng năng đa cơ quan, suy hô hấp…). Do đó, nếu số ca mắc tăng lên nhiều thì sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, từ đó dẫn đến tăng số ca tử vong.
Về vấn đề xét nghiệm, theo thống kê của GISAID (Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu bệnh cúm) cập nhật ngày 21/5, một số mồi và đầu dò phổ biến dùng cho phản ứng realtime RT-PCR SARS-CoV-2 hiện nay không bị ảnh hưởng nhiều trước sự xuất hiện các biến thể mới gần đây. Hơn nữa, các xét nghiệm sinh học phân tử này thường sử dụng một vài gen đích đặc hiệu để xác định virus do vậy giảm thiểu sự tác động của các đột biến.
Tuy nhiên, các đột biến của SARS-CoV-2 vẫn đang xảy ra thường xuyên, liên tục nên vẫn có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm trong tương lai và có thể dẫn đến kết quả âm tính giả. Do đó, cần thường xuyên cập nhật thông tin về ảnh hưởng của các đột biến và khi biện giải kết quả xét nghiệm cần xem xét và kết hợp các triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học và tiền sử bệnh nhân.
Đối với vaccine, theo WHO, các vaccine COVID-19 hiện được cấp phép cung cấp sự bảo vệ nhất định chống lại các biến thể virus mới vì chúng tạo ra một phản ứng miễn dịch rộng rãi liên quan đến một loạt các kháng thể và tế bào. Do đó, những biến đổi hoặc đột biến của virus sẽ không làm cho vaccine mất hoàn toàn tác dụng.
Trong trường hợp bất kỳ loại vaccine nào được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với một hoặc nhiều biến thể, thì có thể thay đổi thành phần của vaccine để bảo vệ chống lại các biến thể này. Do đó, việc giám sát các đột biến của vi rút cũng như tác động của các biến thể mới đối với hiệu quả bảo vệ của vaccine cần được tiếp tục theo dõi, cập nhật và đánh giá.
Cũng theo GS.TS Phan Trọng Lân, để dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, cần tập trung vào 3 mắt xích: Một là nguồn lây nhiễm, hai là đường lây truyền, ba là người cảm nhiễm. Nếu mắt xích nào chưa đảm bảo thì phải nỗ lực nhiều hơn nữa những mắt xích còn lại.
Đối với việc bảo vệ người cảm nhiễm bằng vaccine, hiện nay, Chính phủ, Bộ Y tế đang nỗ lực để có vaccine cho người dân và dựa trên hệ thống tiêm chủng sẽ nhanh chóng tiêm cho người trong diện tiêm chủng. Cần phải tiêm sớm và tiêm đủ liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế để có đủ miễn dịch bảo vệ. Khi tỷ lệ bao phủ vaccine cao, không chỉ giúp cho cá nhân được bảo vệ bệnh nặng, tử vong mà còn giảm sự lây nhiễm SARS-CoV-2, ngăn lây lan và phát sinh các biến thể mới.
Đối với nguồn lây nhiễm, nước ta đã kiểm soát chặt chẽ các ca nhập cảnh theo đường chính ngạch, tuy nhiên, việc kiểm soát nhập cảnh trái phép, nhất là với những đối tượng chỉ quá cảnh qua Việt Nam, nếu không phát hiện được sẽ hoàn toàn mất dấu, khó kiểm soát nguồn lây. Chưa kể việc không tuân thủ trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà có thể xuất hiện các trường hợp F0, đặc biệt, khoảng 60% trường hợp mang virus, không có biểu hiện bệnh, không biết mình mang vi rút đi lại sẽ làm bệnh dễ dàng lây lan và khó phát hiện.
Với các ca F0 phát hiện trong cộng đồng, chúng ta đã ngay lập tức điều tra, truy vết, khoanh vùng và cách ly người tiếp xúc (F1). Theo nghiên cứu, để kiểm soát phần lớn ổ dịch, khi chỉ số lây nhiễm cơ bản (Ro) là 2,5, cần phải truy vết ít nhất 70% tổng số người tiếp xúc; còn khi Ro là 3,5 cần phải truy vết ít nhất 90% tổng số người tiếp xúc. Nếu biến thể mới, có thể lây nhiễm đến 7 người khác, thì việc truy vết, phải ở mức cao hơn nữa. Do đó, việc giám sát toàn diện, phát hiện và "thần tốc, thần tốc và thần tốc" chủ động tấn công, không để sót ca nào. Thực tế cho thấy, nếu giải quyết được triệt để F0 và F1 trong vòng 24 giờ thì sẽ giúp hạn chế tối đa cơ hội lây lan thứ cấp tiếp theo.
Đối với cắt đứt đường lây truyền, dù các biến thể hiện nay gây lây lan nhanh, cách ly vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để giảm, cắt đứt đường lây của virus SARS-CoV-2. Việc cách ly, giảm sự lây lan vi rút là từ đeo khẩu trang, giảm khoảng cách, cách ly kiểm dịch, cách ly y tế cho đến giãn cách xã hội.
Đối với cách ly kiểm dịch (F1, F2, cách ly tập trung, cách ly ở nhà) là người khỏe, do đó việc tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cách ly, giữ khoảng cách giữa người với người là hết sức quan trọng; nếu nguyên tắc này không đảm bảo thì có tác dụng ngược, vì những người nguy cơ cao tiếp xúc thì dễ lây cho nhau.
"Để virus SARS-CoV-2 lan rộng cần dựa vào "sự kiện siêu lây nhiễm", do các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. Nếu tổ chức buổi tiệc và mời 30 người khách, với những hành vi nguy cơ cao trong các bữa tiệc, sự kiện như: giao lưu đi lại nhiều, tụ tập đông người; ở lại lâu trong các môi trường, không gian kín, kém thông khí, nói to, trong thời gian lâu... là hành vi làm gia tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, đó có thể là sự kiện siêu lây lan. Nếu chúng ta ngăn được các sự kiện siêu lây nhiễm như vậy, các vụ dịch khó có cơ hội bùng phát" - GS.TS Nguyễn Trọng Lân cho hay.
Mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Nếu mỗi người dân đều thực hiện nghiêm quy tắc 5K: Đeo Khẩu trang - Khử khuẩn - Giữ Khoảng cách an toàn - Không tập trung - Khai báo y tế thì cho dù là biến thể nào của virus SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
IVF Bảo Sơn mang đến cơ hội vàng cho 100 cặp vợ chồng với ưu đãi miễn phí thủ thuật IVF trị giá 54 triệu đồng. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.