Cận cảnh ổ cặn mủ màng phổi mạn tính nguy hiểm

Tuấn Bảo, icon
10:29 ngày 11/09/2019

VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An vừa tiếp nhận điều trị cho nam bệnh nhân 62 tuổi người Lào bị mủ màng phổi mạn tính.

Sau 3 tháng thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, sụt cân và điều trị tại Bệnh viện Viêng Chăn (Lào) không thuyên giảm, ông P. (62 tuổi, trú tại Xiêng Khoảng, Lào) quyết định sang Việt Nam chữa bệnh.

Trước đó, bệnh nhân đã điều trị thời gian dài, mổ dẫn lưu màng phổi nhiều lần nhưng không đỡ.

Tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, sau khi thăm khám kỹ càng, bệnh nhân được chẩn đoán: tràn mủ màng phổi, gây ổ cặn khoang màng phổi trái, ảnh hưởng tới chức năng hô hấp và sức khỏe. Đánh giá và phân tích hình ảnh phim chụp cắt lớp lồng ngực, xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định tiến hành mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ (VATS).

Cận cảnh ổ cặn mủ màng phổi mạn tính nguy hiểm - Ảnh 1.

Theo bác sĩ Hồ Thái Phúc, Khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực, trong phổi bệnh nhân có rất nhiều mủ đặc và cặn mủ đã được phân cách bởi nhiều khoang. Bệnh nhân đã tiến hành lấy mủ để nuôi cấy vi khuẩn trước khi tiến hành hút sạch ổ mủ.

Ekip phẫu thuật đã tiến hành bóc trọn vỏ của ổ cặn. Bệnh nhân được tiến hành đặt 2 ống dẫn lưu to, một ống tưới rửa để tiến hành rửa màng phổi liên tục.

Cận cảnh ổ cặn mủ màng phổi mạn tính nguy hiểm - Ảnh 2.

Sau hơn 2 tuần rửa màng phổi liên tục, dịch màng phổi bệnh nhân đã trong, thể trạng bệnh nhân phục hồi tốt. Xét nghiệm tế bào tức thì bằng phương pháp sinh thiết lạnh, bệnh nhân kết luận bệnh nhân bị mủ màng phổi mạn tính.

Bác sĩ Hồ Thái Phúc lưu ý: những trường hợp tràn dịch, tràn mủ màng phổi điều trị đặt dẫn lưu tối thiểu mà không cải thiện, bệnh nhân nên được chuyển đến những cơ sở có chuyên khoa ngoại lồng ngực để có thể can thiệp. Qua đó, bệnh nhân mới có cơ hội hồi phục tốt, tránh di chứng nặng nề về sau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục