Chiều 10/3, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã có buổi gặp mặt thân mật 30 cô đỡ thôn bản tiêu biểu trên toàn quốc. 30 cô đỡ thôn bản tiêu biểu đến từ 15 tỉnh nằm trong đội ngũ hơn 1.500 cô đỡ thôn bản đang hoạt động hiện nay. Hiện cả nước có hơn 1.500 cô đỡ thôn bản hoạt động tại 28 tỉnh, thành.
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, cô đỡ thôn bản Lò Thị Luấn, bản Mật Sàng, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Giao thông ở đây rất khó khăn, bản xa nhất cách trạm y tế xã 18km, phải đi bộ nhiều giờ đồng hồ mới đến nơi. Khó khăn là thế nhưng cô đỡ thôn bản không có phụ cấp. Từ năm 2020 đến nay, phụ cấp y tế thôn bản bị cắt hoàn toàn, tiền đi lại, xăng xe không có, ảnh hưởng lớn đến triển khai công việc hàng ngày.
Cô đỡ thôn bản Lò Thị Luấn, bản Mật Sàng, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Minh
Cô đỡ thôn bản hoạt động từ 2013-2019 không có kinh phí hỗ trợ, hàng tháng chỉ nhận được phụ cấp ít ỏi từ việc kiêm nhiệm y tế thôn bản là 550.000 đồng/tháng.
"Có những khi chồng không đồng ý cho đi làm vì con nhỏ, nhiều người gọi đi đỡ đẻ lúc đêm khuya. Nhưng vì thương bà con trong bản nên em thuyết phục chồng tiếp tục cho đi làm. Chúng em đề nghị có phụ cấp hàng tháng mang tính bền vững để yên tâm thực hiện các hoạt động của cô đỡ thôn bản. Hàng năm được tập huấn học tập kinh nghiệm để thực hiện công việc tốt hơn", cô Lò Thị Luấn nói.
Cô Lò Thị Đường, bản Nậm Đích, xã Chà Nưa huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cũng chia sẻ câu chuyện xúc động của mình: "Mẹ tôi đẻ tôi ra dọc đường nên đặt tên tôi là Đường. Khi mang thai tôi, mẹ tôi còn bị u nang buồng trứng. Đẻ tôi xong, bà vẫn còn một u nang rất to trong buồng trứng. 3 ngày tuổi, mẹ cho tôi vào cái sọt gùi tôi lên cơ sở y tế để mổ u nang. Tôi thấy sự thiệt thòi ấy rất nguy hiểm nên tôi cố gắng hết sức mình chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai".
Cô Đường cũng chia sẻ, công việc cô đỡ rất khó khăn vất vả, người dân tộc thiểu số chủ yếu làm ruộng, nương, không điện, tập tục lạc hậu. Do đường sá khó khăn, xa xôi, mỗi nhà một quả đồi, nhà nọ sang nhà kia phải hơn 1km. Việc đi thăm khám cho thai phụ rất vất vả, bởi lúc thì họ có nhà, lúc thì họ lên nương. Chúng tôi phải đi theo họ lên nương để vận động họ về nhà, đến cơ sở y tế do đã đến gần ngày sinh.
"Khi phát hiện trường hợp có nguy cơ cao, thuyết phục họ đến cơ sở y tế rất vất vả. Có hôm vợ chồng đang ngủ thì có điện thoại, nhờ hỗ trợ sản phụ đẻ. Đường trơn, trời mưa, tôi không tự đi được, phải nhờ chồng chở đi. Chồng tôi bảo mỗi tháng có 447 ngàn đồng thì có đủ để chi phí đâu. Mà lại còn nguy hiểm đến tính mạng, nhỡ ngã xe giữa đêm thì sao? Nhưng mình vẫn phải xắn tay áo lên giúp đỡ bà con dân bản.
"Đi làm thuê 1 ngày được 200 nghìn, đi 2 ngày là đủ tiền lương cả tháng rồi, thôi bỏ công việc này đi", chồng em bảo. Em thuyết phục chồng: "Mẹ đẻ em ra đã khó khăn như thế, nên mình phải giúp người, do họ không hiểu biết nên họ mới chịu thiệt thòi", cô Đường chia sẻ.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Y tế rất vui mừng thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế đón tiếp đại diện lãnh đạo ngành Y tế các địa phương và các cô đỡ thôn bản về Hà Nội dự Hội nghị Vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản.
"Tôi xin gửi tới các đồng chí đại biểu và đội ngũ các cô đỡ thôn, bản trong cả nước lời chào thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc các cô đỡ tiếp tục đạt nhiều thành tích, xứng đáng với niềm tin, trách nhiệm cao cả của ngành Y tế mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, giao phó", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Minh
Mạng lưới cô đỡ thôn bản có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Nhờ có cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán và tín ngưỡng, lại ở ngay trong cộng đồng nên giữa cô đỡ thôn bản và đồng bào không còn khoảng cách về địa lý và văn hóa, dễ dàng tiếp cận tới bà mẹ, trẻ em ở những vùng khó khăn, cung cấp các dịch vụ phù hợp, gần gũi với đồng bào, được đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng, chấp nhận.
Bộ Y tế ghi nhận mạng lưới cô đỡ thôn bản đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của Việt Nam trong việc hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trước đây và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng nhấn mạnh: Năm 2023 và những năm tiếp theo, đất nước ta có nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển, nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức cả về phát triển kinh tế lẫn an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe cho người dân. Đặc biệt, một thách thức không nhỏ là sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc.
Để thu hẹp dần sự cách biệt này, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản tại các vùng miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là không thể phủ nhận. Có thể nói, các cô đỡ chính là những cánh tay nối dài của ngành Y tế, là cầu nối giữa các cơ sở y tế với đồng bào dân tộc thiểu số, đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào.
Lãnh đạo Bộ Y tế chụp ảnh lưu niệm với các cô đỡ thôn bản. Ảnh: Trần Minh
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng và thực thi đầy đủ các chính sách đãi ngộ đối với cô đỡ thôn, bản, nhằm hỗ trợ, động viên cho đội ngũ cô đỡ thôn, bản yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.