Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do độc tố của trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương.
Khoa Cấp cứu đang điều trị cho gần 10 trường hợp bị uốn ván. Phần lớn là nam giới bị vết thương gặp phải trong lúc lao động nhưng không tiêm phòng, ví dụ như trường hợp một bệnh nhân 58 tuổi ở Sơn La, chỉ với vết ở bàn chân do giẫm phải mảnh sành mà đã phải điều trị uốn ván gần 1 tháng, may mắn vừa cai được máy thở. Còn bệnh nhân 63 tuổi ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, sau 6 ngày bị thương do cành củi đâm vào chân thì xuất hiện cứng hàm, co cứng cơ, khó thở. Hiện đang phải thở máy, dùng thuốc giãn cơ.
Bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nhưng nhiều người vẫn không biết hoặc chủ quan. Thời gian ủ bệnh, tức là kể từ lúc bị thương đến khi khởi phát bệnh là từ 3 đến 21 ngày. Một khi đã bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập thì đều dẫn đến bệnh, dù là vết thương lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ.
Điều trị 1 ca uốn ván phải vài tuần đến vài tháng với chi phí hàng trăm triệu đồng trong khi có thể phòng tránh bằng vaccine với vài trăm nghìn đồng. Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị thương tốt nhất là tiêm trong vòng 24 giờ. Với người chưa bị thương nhưng có nguy cơ cao khi lao động như giẫm vào đinh, sắt, củi, gỗ, nên tiêm vaccine phòng uốn ván chủ động. Khi đã tiêm đủ 3 liều cơ bản, có thể phòng ngừa bệnh trong 10 năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Trước đây người bệnh máu khó đông từng bị hạn chế tập thể thao do lo sợ biến chứng khi va chạm, chấn thương.
VTV.vn - Trong 10 ngày đầu của chiến dịch (từ ngày 31/8 - 9/9), đã có 19.821 trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vaccine sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số 60.733 trẻ thuộc diện tiêm.
VTV.vn - 3 nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện tại sức khỏe đã ổn định.
VTV.vn - Tính đến thời điểm hiện tại, Trạm Tấu là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận cấp cứu cho 2 bệnh nhân nữ bị vỡ đại tràng do tự thụt tháo tại nhà.
VTV.vn - Trong thời điểm bão Yagi (bão số 3) đổ bộ, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn.
VTV.vn - Phòng khám đa khoa Y học Nghệ An được biết đến là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng. Được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn.
VTV.vn - Sau cơn bão số 3, sáng 9/9, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu 6 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện.
VTV.vn - 16h30 chiều 9/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận nạn nhân đầu tiên sau vụ sạt lở đất xảy ra vào rạng sáng 9/9 tại Quốc lộ 34 thuộc địa phận xã Ca Thành.
VTV.vn - Chiều 9/9, đoàn công tác của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đến kiểm tra công tác phòng chống bão lũ tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
VTV.vn - Ngay sau khi xảy ra sự việc sập cầu Phong Châu, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo công tác cấp cứu.
VTV.vn- Ngày 8/9, Sở Y tế Long An cho biết, đã nhận được báo cáo thông tin ban đầu về trường hợp người đàn ông 44 tuổi đến một phòng khám tư ở huyện Đức Hòa sau đó tử vong tại đây.
VTV.vn - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc khắc phục tác động và hậu quả sau bão số 3 (Yagi) và triển khai công tác khám, chữa bệnh.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa kiểm tra công tác phòng chống bệnh đầu mùa khỉ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.