Nhiều hệ lụy nguy hiểm khi sử dụng thuốc lá điện tử
Nữ bệnh nhân 27 tuổi, trú ở Hà Nội, đã phải nhập viện điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần do có các hành vi bất thường vì hút thuốc lá điện tử quá nhiều. Bản thân bệnh nhân không có tiền sử chấn thương sọ não, viêm não; không có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa - thần kinh mạn tính; phát triển tâm thần vận động bình thường. Trong gia đình nội, ngoại 3 đời không có ai mắc bệnh lý tâm thần.
Theo lời kể của người thân, bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc lá khoảng 8 năm nay. Ban đầu do tò mò nên bệnh nhân sử dụng thuốc lá điếu, nhưng sau đó chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Lúc đầu, bệnh nhân dùng khoảng 3-4 ngày hết 1 pod chill (tên gọi của một loại tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử), sau này sử dụng hàng ngày với số lượng nhiều, mỗi ngày hết khoảng 1 pod chill vì cảm thấy thoải mái hơn, cơ thể dễ thư giãn, tăng sự tập trung và dễ đi vào giấc ngủ.
Gia đình đã ngăn cấm nhưng khi không dùng, bệnh nhân cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt nên tiếp tục lén lút đặt mua. Vài tháng trở lại đây, bệnh nhân sử dụng thuốc lá điện tử liên tục cả ngày, mỗi ngày dùng 2-3 pod chill. Bệnh nhân luôn trong trạng thái mơ màng, đờ đẫn, mệt mỏi; bỏ bữa, có các hành vi không phù hợp; tự nhốt mình trong phòng, chỉ nằm hút thuốc lá điện tử, bỏ bê công việc. Có lúc gia đình thấy bệnh nhân nói các câu không liên quan, vẻ mặt đờ đẫn, lướt điện thoại trong vô thức, mọi người có gọi hỏi bệnh nhân cũng không để ý hoặc trả lời rất chậm. Gia đình thấy vậy nên đưa bệnh nhân nhập Viện Sức khỏe tâm thần điều trị. Sau đợt điều trị hóa dược, hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, cảm xúc hành vi phù hợp, tư duy phù hợp, hết cảm giác bồn chồn, bứt rứt, hết cảm giác thèm thuốc lá, ăn, ngủ tốt.
Một trường hợp khác là bệnh nhân dùng thuốc lá điện tử trộn tinh dầu cần sa. Gia đình không biết nên chỉ nghĩ bệnh nhân sử dụng thuốc lá điện tử. Việc sử dụng tinh dầu cần sa này tạo ra cảm giác bay bổng, thoải mái. Theo lời kể, bệnh nhân sử dụng tinh dầu nhằm để tăng ý tưởng sáng tạo, có thể làm việc tốt hơn nhưng lâu dần dẫn đến nghiện cần sa. Sau khi sử dụng thời gian dài, bệnh nhân có trạng thái luôn bồn chồn, kích động, có biểu hiện xa lánh, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, làm việc giảm sút... Nhận thấy biểu hiện bất thường nên gia đình đã cho bệnh nhân nhập viện.
ThS.BS Vũ Văn Hoài, Phòng Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần - bác sĩ điều trị các trường hợp trên cho biết: Ngoài việc tăng nguy cơ gây nghiện, sử dụng thuốc lá điện tử còn dẫn đến các biểu hiện rối loạn tâm thần. Khi nghiện thuốc lá điện tử, người bệnh có biểu hiện giảm tập trung chú ý, giấc ngủ bị ảnh hưởng, tâm trạng hay bực bội, cáu kỉnh, hiệu suất công việc giảm (mức độ nhẹ). Với những người sử dụng tạp chất pha với thuốc lá điện tử, có thể xuất hiện biểu hiện hoang tưởng, có ảo giác, nghi ngờ người xung quanh muốn hại mình. Với những người sử dụng tinh dầu cần sa có thể có biểu hiện khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt - cực kỳ nguy hiểm.
Theo bác sĩ Vũ Văn Hoài, nhiều người bệnh tìm đến thuốc lá điện tử nhằm cai nghiện thuốc lá điếu nhưng khi nghiện, họ sẽ có các biểu hiện lâm sàng như trên. Người bệnh muốn cai nghiện thuốc lá cần tìm đến các chuyên gia, trung tâm uy tín. Trong đó, Viện Sức khỏe tâm thần là một trong các cơ sở giúp người bệnh có thể cai nghiện cần sa, thuốc lá điện tử an toàn. Nếu người bệnh chấp nhận điều trị, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hoàn toàn có thể cai nghiện được thành công.
Điều trị tâm lý, thay đổi hành vi
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Sử dụng chất và Y học hành vi (Viện Sức khỏe tâm thần) cho biết: Hút thuốc gây ra 100.000 ca tử vong mỗi năm - một nửa số người hút thuốc tử vong do hút thuốc. Thuốc lá thông thường có chứa >200 các chất khác nhau, khi hút sẽ gây ra hầu hết các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nicotine là thành phần của thuốc lá gây nghiện, gây phụ thuộc tâm thần nhưng ít gây ra các vấn đề về cơ thể. Thuốc lá điện tử chủ yếu chứa nicotine và một số ít các chất khác trong buồng đệm chứa dịch (propylene glycol, glycerine, chất tạo hương vị, chất dẫn khác - chưa có nhiều nghiên cứu theo dõi dài hạn). Ngoài ra, thuốc lá điện tử còn bị pha các tinh dầu khác, như: cần sa, chất gây nghiện thế hệ mới.
Hầu hết các chất này đều có trong thuốc lá công nghiệp. Cụ thể như: Nicotine có khả năng gây phụ thuộc về mặt tâm thần; glycerine có thể gây viêm phổi; chất dẫn khác nhau tùy theo từng hãng, nhãn hiệu chủ yếu bao gồm nitrosamine, formaldehyde, acetaldehyde là các chất có khả năng gây ung thư; các chất khác (do chưa được kiểm duyệt và chưa có quy định) thường được bổ sung sai cách vào buồng đệm chứa dịch, là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây độc hoặc lạm dụng phối hợp các chất ma túy khác...
Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hà, thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến và đối tượng sử dụng ngày càng sớm. Khi đến khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế thường là do người bệnh được gia đình đưa đến do phát hiện con em mình bắt đầu nghiện thuốc lá điện tử; hoặc bệnh nhân đến điều trị do căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ (không biết do nghiện thuốc lá điện tử). Để hạn chế lệ thuộc, người hút cần có các biện pháp điều trị tâm lý, thay đổi nhận thức, tránh tìm tới thuốc lá điện tử.
Một tác hại nữa của thuốc lá điện tử là khuyến khích trẻ em bắt đầu sử dụng từ sớm. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ chuyển sang sử dụng thuốc lá (đáng lo ngại nhất) về sau này hoặc ít nhất là dẫn đến một thế hệ lớn những người trẻ tuổi nghiện nicotine và gặp phải những tác hại tiềm tàng trong tương lai do dùng thuốc lá điện tử lâu dài. Thuốc lá điện tử có chất tạo hương vị và có khả năng nhằm vào trẻ em và một nhóm người đang hút thuốc lá công nghiệp không ưa mùi hôi của khói thuốc.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà khuyến cáo, hiện nay xuất hiện một số học sinh lớp 4-5 đã sử dụng thuốc lá điện tử. Nếu trẻ hút thuốc lá điện tử khi 10-15 tuổi, não chưa hoàn thiện, khó kiểm soát cảm xúc. Vùng não tổn thương sẽ khiến người hút khó từ chối các chất gây nghiện khác. Nghiện thuốc lá điện tử là đường vào của các chất gây nghiện khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm sát sao hơn tới con em mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.