Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân N.V.Q. (nam, trú tại Ba Vì, Hà Nội) bị rắn cắn tại nhà riêng. Bệnh nhân đã sơ cứu trước khi đến trạm y tế gần nhà và được giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để được xử trí, cấp cứu kịp thời.
Theo lời kể lại, khoảng 19h tối cùng ngày nhập viện, trong lúc lấy chìa khóa trong hốc tủ thì bệnh nhân bị một con vật cắn. Sau khi định hình lại và dùng đèn pin truy vết thì bệnh nhân nhận biết được rắn hổ mang ẩn nấp trong nhà mình.
Khi đến Khoa Cấp cứu, vị trí rắn cắn tại mu bàn tay đã sưng nề, khó cử động, bệnh nhân cảm thấy đau buốt. Các bác sĩ đã thăm khám, chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu tại giường và đưa ra chẩn đoán rắn hổ mang cắn giờ thứ 2.
Bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ, sử dụng 15 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn hổ. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân đã đỡ đau buốt, bàn tay cử động bình thường, sưng nề giảm và có thể ra viện sau 5 - 7 ngày theo dõi ổn định.
Trường hợp còn lại là 2 bệnh nhi sinh đôi N.T.T.T. và N.T.T.L. (9 tuổi, trú tại Tam Nông, Phú Thọ) bị rắn hổ cắn trong lúc chơi đùa tại sân nhà.
Sau khi cha mẹ phát hiện đã bắt giữ lại con rắn đồng thời liên hệ tới trung tâm y tế gần nhất. Các bệnh nhi đã được giới thiệu tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để được cấp cứu và sử dụng thuốc đặc trị.
Qua thăm khám, 2 bệnh nhi vẫn tỉnh táo, tuy nhiên xuất hiện đau nhức ngón tay và sưng nề bàn tay phải (nơi bị rắn cắn). Cùng với vật chứng được gia đình cung cấp, các bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán: Rắn hổ mang cắn giờ thứ 3.
Sau khi giải thích với gia đình, bệnh nhi được bất động chi cắn, kê cao vùng tay, vệ sinh vết cắn và được chỉ định dùng "huyết thanh kháng nọc rắn hổ". Trong đó, bệnh nhi N.T.T.T. bị cắn trước, tình trạng sưng đau nhiều nên phải sử dụng tới 8 lọ huyết thanh, còn bệnh nhi N.T.T.L. bị cắn sau nên sử dụng 2 lọ.
Sức khỏe của bệnh nhi có dấu hiệu cải thiện tốt và dần ổn định. Sau 1 ngày theo dõi điều trị, các bệnh nhi đã có thể xuất viện và trở về gia đình.
Theo các bác sĩ, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.
Điều trị rắn cắn hữu hiệu nhất là huyết thanh kháng nọc rắn. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 6h đầu. Nếu trễ sau 24 - 48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng bị hoại tử tay chân, rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.