Theo BSCKII. Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu nhi, sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, thông thường vào mùa hè, khoảng tháng 5, 6, 7 sẽ gia tăng các trường hợp trẻ mắc các bệnh về viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng. So với các năm trước, hiện nay bệnh đang có chiều hướng gia tăng, đây là điều đáng lo ngại.
Hầu hết các trẻ mắc viêm não Nhật Bản khi nhập viện điều trị tại bệnh viện đã ở vào tình trạng nặng, li bì, hôn mê, rối loạn tri giác gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
"Nếu trẻ được phát hiện và đưa đến cơ sở y tế sớm, quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ mắc viêm não Nhật Bản khi nhập viện đã vào thể cấp tính, co giật, hôn mê, tỷ lệ để lại di chứng rất cao, từ 50% trở lên như rối loạn thần kinh thực vật, di chứng về thần kinh, co giật liên tục… khiến trẻ phải điều trị gần như suốt đời", bác sĩ Tuấn chia sẻ thêm.
Viêm não Nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường muỗi đốt. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch bùng phát trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Lợn và chim chính là ổ chứa virus viêm não Nhật Bản B nhiều nhất. Muỗi Culex sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.
Theo bác sĩ Lê Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, mùa mưa là thời điểm bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát, muỗi thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết này. Bất cứ đối tượng nào cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản, trong đó phần lớn bệnh nhân là trẻ nhỏ. Trẻ em chưa biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, chưa thể thông báo cho người lớn các triệu chứng bất thường. Do đó, bệnh nhi thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.
Với mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh bằng cách phòng muỗi đốt, vệ sinh môi trường sống thì các bậc phụ huynh nên lưu ý chủ động cho trẻ tiêm vaccine viêm não Nhật Bản sớm. Nếu tiêm phòng đầy đủ, cơ thể của trẻ sẽ có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh và nếu có mắc bệnh, các di chứng để lại cho trẻ sẽ giảm rất nhiều.
Từ năm 2015, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vaccine viêm não Nhật Bản hàng tháng ở tất cả các trạm y tế. Việc triển khai tiêm vaccine hàng tháng sẽ giúp tạo được miễn dịch sớm, kịp thời ngay khi trẻ được 1 tuổi.
Để phòng bệnh hiệu quả, vaccine viêm não Nhật Bản sẽ được tiêm với 3 liều cơ bản:
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi trẻ được 1 tuổi.
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
"Viêm não Nhật Bản sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng khi trẻ mắc bệnh, do đó, khuyến cáo người dân nên chủ động đưa con đi tiêm vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản theo đúng độ tuổi, nằm màn khi ngủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Đối với những gia đình chăn nuôi gia súc cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, co giật... đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán phát hiện bệnh, điều trị kịp thời", bác sĩ Lê Phúc nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.