
Riềng cũng là vị thuốc quý phòng chữa nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Những trường hợp đau bụng phân lỏng, chân tay lạnh, huyết áp tụt đều có thể dùng riềng để cấp cứu. Riềng lành tính có thể dùng tươi hoặc khô dưới dạng thuốc sắc. Nhiều khi được kết hợp với những vị khác để tăng tác dụng điều trị.
Sau đây là một số cách dùng củ riềng làm thuốc:
Trị đau bụng tiêu chảy:
- Riềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm chuyên, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.
- Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh (sao qua) 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Công dụng: ôn ấm tỳ vị, cầm tiêu chảy.
- Riềng tươi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Riềng tươi 20g, bạch truật (sao vàng hạ thổ) 16g, lệ chi 20g, quế tốt 8g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Trị tỳ thận dương hư, phù mặt và tứ chi:
Riềng khô 20g, thảo quả 12g, bạch truật 16g, bào khương 12g, đinh lăng 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị viêm đại tràng thể hàn thấp: (người bệnh có biểu hiện phân sống, rối loạn tiêu hóa, bụng đau âm ỉ, ăn uống kém, chân tay yếu mềm):
Riềng khô 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, bạch linh 12g, cam thảo 12g, táo tầu 4 quả, trần bì 10g, sinh khương 6g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ tỳ dương, chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ thổ.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vừa tổ chức khai trương, đưa vào hoạt động Trạm cấp cứu 115 khu vực Đông Anh được đặt tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh gần đây ghi nhận số ca viêm phổi ở trẻ em gia tăng đột biến, với khoảng 100 ca mắc từ đầu tháng 4 đến nay.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 6/6, nước ta ghi nhận 750 ca mắc mới; có 104 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Gần 80 học sinh tiểu học, chủ yếu là bé gái, ở Afghanistan nghi ngờ đã bị đầu độc vào cuối tuần qua và được đưa đến bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Ngày 5/6, cảnh sát tại Nga đã bắt giữ chủ hãng rượu Mister Cider, sau khi 18 người tử vong vì sử dụng các sản phẩm rượu của thương hiệu này.
VTV.vn - Soi mình trước gương và nhoẻn miệng cười, động tác này không khó, nhưng làm sao để nụ cười trông thật tự nhiên lại là điều không dễ.
VTV.vn - Từ đầu tháng 5 trở lại đây, tại Bệnh viện đa khoa Mộc Châu (Sơn La) ghi nhận nhiều người bị rắn, rết cắn phải nhập viện.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đã xác định subgenotype của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị tổn thương da sau khi điều trị đau vai gáy tại nhà thầy lang.
VTV.vn - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết: Người dân có thể gọi số 033.7592.452 khi cần phản ánh những bức xúc liên quan đến cung ứng dịch vụ công của ngành Y tế thành phố.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và nỗ lực cứu sống 1 trường hợp trẻ bị đuối nước với tình trạng bệnh lúc nhập viện rất nặng nề.
VTV.vn - Khảo sát được thực hiện đối với khoảng 3.000 học sinh tại Nhật Bản, trong đó khoảng 1.900 học sinh phản hồi.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 5/6, nước ta ghi nhận 326 ca mắc mới; có 63 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Chân mềm, liên tục té ngã, tê bì chân tay, yếu cơ, đau mỏi toàn thân là biểu hiện trong 3 ngày liên tiếp của một bệnh nhân sau khi sử dụng bóng cười.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong tuần 22 (từ ngày 26/5 đến hết ngày 1/6) bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng cao.