Đây là 2 thuyền viên đang làm việc trên tàu chở than từ TP. Hồ Chí Minh ra nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
Qua khai thác những người cùng làm việc trên tàu được biết: Khoảng 17h ngày 25/6, thuyền viên N.V.P., sinh năm 1987 cùng một thuyên viên khác là Đ.V.Q.H., đi lấy mẫu than xét nghiệm tại hầm chứa than trên tàu. Khi thuyền viên P. mở cửa hầm than và đi xuống thì bị bất tỉnh hoàn toàn ngay lập tức, thuyền viên H. nhảy xuống cứu tuy nhiên cũng bị ngạt ngay nhưng vẫn kịp kêu cứu.
Các thuyền viên khác nghe thấy tiếng kêu cứu chạy đến tiếp sức, một thuyền viên có đeo bình oxy xuống được 30 giây không chịu được cũng vội nhảy lên boong. Lúc này chỉ huy tàu cho tháo dỡ hết nắp hầm hàng, huy động cả cần cẩu của cảng hỗ trợ chuyển nạn nhân lên boong tàu.
Tính đến thời điểm được đưa lên, 2 nạn nhân đã phải nằm trong hầm tàu kín khoảng 40 phút. Nạn nhân được đưa ngay đến Bệnh viện huyện Kinh Thành, tỉnh Hải Dương cấp cứu.
Tại đây, các nạn nhân đã bị hôn mê và vật vã, co giật rất nhiều. Nạn nhân được tiêm thuốc chống co giật, thở oxy và chuyển lên xe cấp cứu đưa thẳng đến Viện Y học biển Việt Nam.
Đến khoảng 18h30, các nạn nhân đã được chuyển đến Khoa Cấp cứu của Viện Y học biển Việt Nam. Tại đây, sau khi được khám xét lâm sàng và làm các xét nghiệm, nạn nhân được chẩn đoán là ngộ độc cấp khí độc Carbon monoxide (Khí CO).
Tiến hành cấp cứu nạn nhân. Ảnh: BVCC
Các nạn nhân ở trong tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng gây co giật rất mạnh, đại tiểu tiện không tự chủ, có hội chứng tiêu cơ vân và suy đa tạng cấp. Các bác sĩ đã truyền dịch và tiêm thuốc chống co giật.
Sau khi hội chẩn, các nạn nhân được chỉ định cho điều trị bằng phương pháp hồi sức cao áp (Hồi sức kết hợp với oxy cao áp) theo phác đồ VINIMAM 4 (do Viện Y học biển Việt Nam nghiên cứu).
Trong buồng cao áp, các nạn nhân vẫn tiếp tục giãy giụa rất nhiều. Bệnh nhân được tiếp tục truyền dịch, bù điện giải, nước và thuốc chống co giật kết hợp với oxy cao áp (OXCA). Sau 30 phút điều trị, các nạn nhân đỡ co giật và tiến triển tốt dần lên.
Kết thúc phác đồ điều trị 6 tiếng, 2 nạn nhân đã tỉnh táo trở lại và trở về bệnh phòng tiếp tục điều trị với oxy áp suất bình thường.
Sáng ngày 26/6, cả 2 đã tự ngồi dậy tỉnh táo hoàn toàn. Tuy nhiên, do quá trình thiếu oxy kéo dài, gây tổn thương các mô thần kinh, gan, cơ…nên bệnh nhân cần phải được tiếp tục điều trị một thời gian nữa để trở lại bình phục hoàn toàn.
CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Bình thường trong không khí CO chỉ chiếm một tỷ lệ cực thấp (khoảng 0,001%). Điều nguy hiểm là khả năng kết hợp của loại khí này với Hb (hemoglobin - một chất vận chuyển oxy trong hồng cầu) mạnh gấp khoảng 240 lần so với O2 nên chỉ cần một lượng nhỏ của nó đã có thể chiếm hết hoặc gần hết chỗ vận chuyển O2 của Hb của hồng cầu, dẫn đến máu không thể mang oxy đến các mô và tế bào, gây tổn thương tế bào và các mô của cơ thể, có thể gây tử vong hoặc sống thực vật.
Để phòng ngộ độc khí CO, không sử dụng nguyên liệu hóa thạnh như xăng, dầu; không sử dụng củi, rơm, rạ để đun, sưởi ấm trong phòng nhỏ, kín; Nếu sử dụng phải mở cửa thoáng; Không ngủ trong xe ô tô chạy điều hòa khi đang đỗ xe.
Trong các vụ hỏa hoạn, để thoát thân mà không bị bỏng nhiệt và ngộ độc khí CO, CO2, nên lấy vỏ chăn, màn, áo khoác và khăn tắm nhúng ướt nước rồi trùm lên thân thể và miệng, mũi rồi thoát ra ngoài.
Đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển, tàu sông, khi tiếp cận các hầm hàng luôn phải giả thiết là dưới hầm có hơi khí độc để có biện pháp phòng tránh. Khi phát hiện có người bị nạn, nếu không có trang bị bảo hộ thì không được xuống đó một mình để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo. Tốt nhất là nên đeo mặt nạ phòng độc hoặc khăn bông thấm ướt nước rồi đeo dây ngang người đề phòng nếu bị ngất thì người ở trên sẽ kéo lên ngay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.