Trong số này, có 1.601 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, 24 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue nặng. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, chỉ tính riêng từ tháng 7 đến nửa tháng 8/2023 đã ghi nhận hơn 1.200 trường hợp mắc bệnh.
Theo bác sĩ Lê Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, thời gian gần đây, dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến khá phức tạp. Trước tình hình đó, để các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, CDC đã đề nghị TTYT các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, đáp ứng kịp thời hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết, máy phun đảm bảo sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch.
Thực hiện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định, kịp thời, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng, diễn biến kéo dài. Đồng thời triển khai các hoạt động cao điểm chủ động phòng, chống sốt xuất huyết trong tháng 8 và 9/2023, bao gồm thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy quy mô xã, phường, thị trấn, vùng nguy cơ cao; phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại những nơi có nguy cơ cao, phun diện rộng tại các xã, phường, thị trấn có ổ dịch phức tạp.
"Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, hiện nay, CDC đang phối hợp với 7 địa phương gồm TP. Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, Ea Kar, Ea Súp, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ… tiến hành phun chủ động hóa chất phòng chống sốt xuất huyết. Cùng với hoạt động phun hóa chất chủ động, cán bộ y tế CDC phối hợp với các địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết cho người dân", bác sĩ Lê Phúc chia sẻ thêm.
Là địa phương ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết cao trên địa bàn tỉnh, với 395 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp tử vong, để dịch sốt xuất huyết không bùng phát trên diện rộng, Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo phối hợp với chính quyền địa phương và các trạm y tế xã đã triển khai thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết trên quy mô toàn xã, huy động các ban, ngành, đoàn thể và người dân cùng tham gia; tổ chức vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy vào sáng thứ 7 hằng tuần, thực hiện thu gom phế thải, phế liệu tại hộ gia đình, khu dân cư; phân công cộng tác viên đến từng hộ gia đình kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; tuyên truyền để người dân chủ động công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phát hiện các trường hợp sốt báo ngay cho cộng tác viên hoặc trạm y tế để điều tra và xử lý ổ dịch tại cộng đồng kịp thời, hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Hiếu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo cho biết: Ngành Y tế đã tích cực cùng với chính quyền địa phương và các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, vận động người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về giám sát, phát hiện ca bệnh, kỹ năng diệt bọ gậy cho 100% cộng tác viên; tổ chức truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết cho người dân tại cộng đồng; phát tờ rơi, treo băng rôn về phòng, chống sốt xuất huyết và tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại địa phương ghi nhận ổ dịch. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của địa phương đó là hóa chất phun diệt muỗi đang thiếu, trong khi công tác đấu thầu còn vướng.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã ban hành văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tập trung chỉ đạo một số nội dung, cụ thể như sau:
- Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Tổ chức triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn triển khai các hoạt động tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
- Củng cố hệ thống cán bộ làm công tác phòng chống côn trùng tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tổ chức tốt việc giám sát côn trùng chủ động các tuyến để phát hiện sớm các khu vực có nguy cơ để xử lý kịp thời.
- Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế dự phòng. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TTBYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống sốt xuất huyết để triển khai các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.