Theo số liệu thống kê của Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, hiện nay tình hình bệnh nhân mắc HIV/AIDS có xu hướng gia tăng, nhất là trong nhóm có quan hệ đồng giới (LGBT), chủ yếu quan hệ đồng giới nam. Tính đến nay, toàn tỉnh đang điều trị 763 bệnh nhân. Riêng về phụ nữ mắc HIV mang thai, trung bình mỗi năm toàn tỉnh ghi nhận từ 15-17 bệnh nhân.
Trong 3 quý đầu năm 2023, toàn tỉnh có 11 phụ nữ mang thai mắc HIV được phát hiện, quản lý và điều trị dự phòng sớm bằng thuốc kháng virus ARV. Tất cả những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều không mắc bệnh.
Theo kết quả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 100 phụ nữ nhiễm HIV mang thai nếu không được can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV thì sẽ có 30 - 40 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. Còn nếu thai phụ được can thiệp dự phòng sớm, đúng thời điểm, đúng thuốc thì các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh không bị nhiễm HIV. Điều này đã mang lại rất nhiều hy vọng và niềm vui cho các cặp vợ chồng nhiễm HIV.
Có thể thấy, lợi ích của chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con rất thiết thực và ý nghĩa. Được triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009, suốt những năm qua, chương trình đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình người nhiễm HIV/AIDS.
Theo BSCKI. Huỳnh Thị Hồng Sinh, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, HIV không chỉ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Phụ nữ bị nhiễm HIV khi mang thai sẽ có tỷ lệ lây truyền sang con là rất cao (khoảng 30%). Nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV thì sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra khi đang mang thai, giai đoạn chuyển dạ sinh con và thời kỳ cho con bú mẹ.
Đối với phụ nữ mang thai không biết mình mắc HIV, bên cạnh các triệu chứng thường thấy giống với các sản phụ bình thường khi mang thai như mệt mỏi, nghén… thì phụ nữ mang thai mắc HIV chưa được tiếp cận thuốc ARV sẽ có dấu hiệu sụt cân và sức khỏe suy giảm nặng nề hơn so với thai phụ bình thường, trẻ sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng. Do đó, để khống chế sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, việc phát hiện và can thiệp dự phòng sớm là hết sức quan trọng.
Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ chiếm khoảng 30-40%. Tuy nhiên, nếu các trường hợp mẹ bị nhiễm HIV được chăm sóc dự phòng tốt thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ giảm xuống thậm chí chỉ còn 1%. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em bị lây truyền virus HIV sau dự phòng có kết quả âm tính chiếm trên 90%. Chính vì thế, việc trẻ sinh ra có bị lây nhiễm HIV hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị dự phòng ở người mẹ mang thai bị nhiễm virus HIV.
Cũng theo bác sĩ Hồng Sinh, để dự phòng tốt và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở người mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì người mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc thai sản và theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV là yếu tố có tính chất quyết định.
"Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV đều an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thuốc ARV không ảnh hưởng đến thai nhi nên trước, trong và sau khi mang thai. Thực tế cho thấy, những trường hợp trẻ sinh ra từ sản phụ mắc HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV thời gian qua đều khỏe mạnh, phát triển bình thường", bác sĩ Sinh chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thai phụ cần lưu ý tuân thủ điều trị, uống thuốc ARV đẩy đủ đều đặn hằng ngày, uống đúng liều lượng, đúng thời gian và thai phụ cần thường xuyên xét nghiệm tải lượng virus trong máu để biết tải lượng virus có tăng cao không, hoặc có gặp vấn đề kháng thuốc hay không. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt cần lưu ý bổ sung thuốc sắt, canxi cách xa thời gian uống thuốc ARV, bởi nếu uống gần nhau, các thuốc này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc ARV.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ được thành phố Hà Nội triển khai trong 2 ngày 1 - 2/12, uống vét ngày 3 - 4/12.
VTV.vn - Thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm tại các nước đang phát triển, có thể dẫn đến mù lòa, đặc biệt là quáng gà và bệnh khô mắt ở trẻ em.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Kết quả kiểm tra, toàn bộ thực phẩm trong tiệm bánh mì nghi gây ngộ độc tại TP Vũng Tàu đều nhiễm khuẩn, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) thường xuyên tiếp nhận người bệnh bị viêm tụy cấp sau khi uống rượu.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhân 85 tuổi, có vết thương bàn chân trái (khoảng 4-5 ngày trước) sưng tấy nhiều, chảy dịch màu vàng.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong nghi do sởi.
VTV.vn - Nội soi thu nhỏ dạ dày giảm béo hiện là phương pháp điều trị béo phì hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại vóc dáng và kiểm soát các bệnh liên quan đến béo phì.
VTV.vn - Bé trai 8 tuổi (Ninh Hòa, Khánh Hòa) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng, thể xuất huyết kèm suy đa cơ quan.
VTV.vn - Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy, toàn bộ 16 mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu tử vong tại Cao Bằng đều âm tính.
VTV.vn Liên quan đến vụ gần 400 người ở TP Vũng Tàu bị nghi ngộ độc thực phẩm, hiện vẫn còn nhiều người đang điều trị tại bệnh viện. Các y, bác sĩ vẫn đang nỗ lực cứu chữa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công ca bóc tách động mạch chủ cho nam bệnh nhân 51 tuổi.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh vừa có cảnh báo về tình trạng trẻ bị xuất huyết trước võng mạc do tia laser.
VTV.vn - Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 7 nghìn người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có hơn 6,5 nghìn trường hợp đã được quản lý, đưa vào điều trị.