Rắn độc cắn có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người
BS.CKI Đoàn Quốc Duy, Phó trưởng khoa, Phụ trách Khoa Bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khi môi trường sống của loài rắn không thuận lợi như lũ lụt, khô hanh, hạn hán hoặc môi trường tự nhiên bị lấn chiếm, xâm phạm... chúng sẽ vào nhà tìm nơi trú ngụ, tìm nguồn nước, thức ăn như chuột, gà, trứng,… hoặc khi bị tấn công chúng sẽ phản ứng cắn lại.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng tiếp nhận từ 15-20 trường hợp bị rắn cắn, đa phần là nhóm rắn lục đuôi đỏ và rắn hổ mèo. Người bị rắn cắn chủ yếu là ở ngoài rừng hoặc ở vườn cây, kế đến là nhóm người đi săn bắt rắn, buôn bán rắn, chế biến các món ăn từ rắn hoặc trong quá trình buôn bán vận chuyển rắn… trong đó cũng có không ít trường hợp bị rắn cắn tại nhà.
Điển hình như ông V.V.Đ. (41 tuổi, ngụ tại xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) khi con nhỏ đang chơi thì nhìn thấy rắn bò vào sân, cháu bé hoảng sợ la lớn, ông thấy một con rắn hổ mèo khá to nên đã lấy cây đuổi đánh, chẳng may bị rắn cắn vào mu bàn tay phải, ông liền đập chết con rắn và mang theo khi nhập viện.
Do không rửa vết thương hay thực hiện bất cứ biện pháp sơ cứu nào nên chỗ vết cắn bắt đầu đau nhức, tê tay, sưng phồng và ông Đ. rơi vào trạng thái lơ mơ trước khi nhập viện. Qua nhiều ngày tích cực điều trị giải độc, đến nay sức khỏe và vết thương của bệnh nhân mới ổn định trở lại.
Bác sĩ Duy cho hay, vào mùa mưa lũ, có rất nhiều loại rắn độc xuất hiện tại các vườn cây, bụi rậm hoặc có khi vào nhà dân để trú ngụ, kiếm ăn, nọc độc của nó có thể nguy hiểm đến tính mạng con người như: Rắn lục xanh đuôi đỏ, Chàm Quạp, Sải cổ đỏ có thể gây rối loạn đông máu, hoại tử mô; Cạp Nia, Cạp Nong, Hổ mang chúa, Hổ đất thì gây độc thần kinh, liệt cơ; đặc biệt loại rắn Hổ mèo thì gây độc thần kinh, liệt cơ và hoại tử mô.
Xử trí khi bị rắn cắn
Theo bác sĩ Duy, nếu không may bị rắn cắn thì sơ cứu vết thương là vô cùng quan trọng, vì vậy trước hết hãy quan sát vết rắn cắn để nhận biết có bị rắn độc cắn hay không. Nếu là rắn độc thì thường có hai răng độc lớn. Khi rắn cắn, răng sẽ truyền độc vào vùng da của nạn nhân và để lại vết răng đặc trưng. Người bị rắn độc cắn thường để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng sẽ có 2 vết răng nanh. Khi quan sát sẽ thấy mỗi vết cắn của răng nanh cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ. Còn rắn không độc là khi vết cắn của cả 2 hàm răng để lại những chấm nhỏ hình vòng cung và không có vết răng nanh.
Nếu xác định bị rắn độc tấn công, cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi rắn cắn hoặc nơi rắn thường ẩn nấp. Sau đó liên hệ dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất, cố định chi bị cắn, hạn chế vận động để làm giảm tốc độ di chuyển của nọc độc về tim. Cởi bỏ đồ trang sức (nếu có), nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép, vì vết thương có thể bị sưng lên. Có thể làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc rửa bằng xà phòng và nước sạch, sau đó, dùng một miếng gạc khô và sạch (nếu có) để băng vùng bị cắn. Nếu có thể, hãy kiểm tra thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp của nạn nhân.
Không nên cố gắng bắt con rắn, hãy quan sát và ghi nhớ đặc điểm, hình dạng con rắn để mô tả cho người có chuyên môn, tuyệt đối không rạch vết thương để hút nọc độc hoặc garo động mạch vì sẽ làm nặng thêm tình trạng nhiễm độc và gây tổn thương, nhiễm trùng nặng hơn.
Triệu chứng và cách phòng tránh rắn cắn
Hầu hết các nạn nhân sau khi bị rắn độc tấn công sẽ có một số biểu hiện chung sau: Tại vùng bị cắn có cảm giác đau rát, có thể sưng, tấy đỏ, chảy máu và bầm tím, nổi phỏng nước xung quanh vết cắn. Đôi khi sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh và gây nhiễm trùng, hoại tử da. Có thể buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng môi, lưỡi và nướu, cảm giác cơ thể yếu dần, tinh thần lú lẫn, nhịp tim không đều,…
Bác sĩ Duy khuyến cáo, để tránh bị rắn cắn, người dân cần lưu ý một số điều sau đây: Trước hết, nên tránh xa các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rơm rác, đống gỗ, tổ mối, hốc đá…; khi làm việc hoặc di chuyển ở những vùng có rừng cây bụi rậm nên đội nón rộng vành, đi ủng hoặc giày cao cổ và mặc quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đi ở khu vực nhiều cây cỏ, đầm lầy. Khi di chuyển vào nơi có cây cỏ rậm rạp nên dùng cây đánh động để xua đuổi rắn trước. Nên dùng đèn khi đi ban đêm. Nếu gặp rắn, nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh kích động rắn, không nên đe dọa rắn, bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín, tuyệt đối không dùng tay bắt rắn.
Hãy cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm. Không nằm ngủ trên nền đất kể cả trong nhà; ở vùng miền núi, thôn quê, đêm ngủ nên mắc mùng và chèn mùng cẩn thận để tránh rắn bò vào trong giường. Không để trẻ em chơi gần khu vực có nguy cơ rắn ẩn nấp; không đưa tay vào các hang hốc, bụi cỏ nếu không nhìn rõ; không tắm ở sông, hồ, ao và thận trọng khi lội nước vào ban đêm; đặc biệt không bắt rắn, trêu rắn hoặc chơi với rắn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp dễ thực hiện, hiệu quả và tiết kiệm giúp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu vừa được công bố, dù có sự tiến bộ trong công nghệ y tế và nghiên cứu di truyền, tuổi thọ con người không tăng đáng kể.
VTV.vn - Bệnh nhân V.V.H. (1985, trú tại Hải Phòng) gặp tai nạn nghiêm trọng khi bàn tay phải bị cuốn vào máy xay thịt trong khi lao động.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) liên tiếp tiếp nhận trường hợp bệnh nhi đi câu cá không may bị lưỡi câu găm vào sụn mũi.
VTV.vn - Màu tím của rau củ quả chủ yếu là do sự tích tụ chất anthocyanin trong thực vật.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật lấy thai cho một sản phụ mang thai ở tuần thai thứ 35.
VTV.vn - Số trẻ nhập viện do mắc virus hợp bào hô hấp RSV tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ có sự gia tăng trong 1 tháng qua.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào TP Hồ Chí Minh là không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra.
VTV.vn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa cấp cứu kịp thời nam bệnh nhân 26 tuổi, ngụ tại TP Biên Hòa bị lún sọ do bị gậy đánh golf đập vào đầu.
VTV.vn - Đôi chân tuy cách xa trái tim nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau. Vấn đề sức khỏe ở chân có lẽ là do trái tim gửi cho chúng ta tín hiệu cảnh báo.
VTV.vn - Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển, dẫn đến các bệnh hô hấp có chiều hướng gia tăng.
VTV.vn - Chuyên gia ẩm thực Phil Bianchi đã chia sẻ công thức cho bữa sáng chống lão hóa 'tối ưu' và chỉ mất có vài phút chuẩn bị.
VTV.vn - Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ cuối tháng 9/2024, Rwanda đã lần đầu tiên ghi nhận trường hợp bệnh Marburg tại nước này.
VTV.vn - Đó là quận Tân Phú, Quận 3 và huyện Cần Giờ, tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ từ 1 - 10 tuổi thứ tự là 93,03%, 87,07%, 76,72%.
VTV.vn - Phòng khám Hùng Vương Kim Xuyên (Tuyên Quang) vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị trật khớp thái dương hàm sau ngáp to.