
Mặc dù đã khỏi COVID-19 được hơn 1 tháng, nhưng chị Phạm Thị Nghị (trú tại phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vẫn khổ sở vì ho kéo dài, kèm theo khó thở, nhất là về đêm chị không thể ngủ được vì ho, hầu như đêm nào chị cũng phải ngồi thở khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
"Khi mắc COVID-19, tôi hầu như không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, tôi lại bị ho. Ban đầu chỉ ho vài tiếng và hay đằng hắng, nhưng sau đó cơn ho ngày một dày và dữ dội, ho sặc sụa không dứt khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi đã thử uống rất nhiều loại si rô trị ho nhưng cơn ho vẫn không thuyên giảm" - chị Nghị chia sẻ.
Còn chị Lê Mộc Trà (trú tại phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thì vất vả với cơn ho cả 2 tháng nay. Sau khi khỏi COVID-19, cơn ho không những khiến sức khỏe chị bị ảnh hưởng mà còn khiến chị cảm thấy ngại ngùng tại nơi làm việc.
"Trước khi mắc COVID-19 tôi nghe nhiều người nói sau khi khỏi bệnh sẽ gặp phải nhiều di chứng hậu COVID-19 nhưng tôi không nghĩ rằng nó lại khó chịu đến thế. Có những lần tôi ho nhiều như muốn vỡ luôn thanh quản. Do cơ địa tôi vốn dị ứng, vì lo lắng nên tôi đã đi bệnh viện để các bác sĩ khám và hỗ trợ điều trị nhằm cắt đứt cơn ho giúp ổn định sức khỏe. Đến nay sau 1 tuần điều trị, tôi đã đỡ ho hơn rất nhiều" - chị Trà nói.
Theo BSCKI. Đỗ Văn Khải, Phó Trưởng Khoa Khám, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk, ho là phản xạ đào thải, làm sạch bụi, đờm, xác virus và các chất kích thích khác khỏi đường thở gồm họng, thanh quản, khí quản, phổi. Do đó, ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể.
Ho ở bệnh nhân sau khỏi COVID-19 rất đa dạng. Từ ho từng tiếng một rải rác trong ngày đến ho sặc sụa, đột ngột, chảy nước mắt hay ho dai dẳng kéo dài ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân ho quá nhiều, cơn ho gây kích ứng, đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực gây tức ngực.
Cơn ho kéo dài có thể làm tổn thương biểu mô đường thở dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và nấm có sẵn tại đường thở gây viêm làm cho cơn ho nặng hơn hay còn gọi là ho sâu, ho có đờm đặc và xanh ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống, giấc ngủ, sức khỏe, lúc này các bác sĩ sẽ phải sử dụng các liệu pháp điều trị để cắt cơn ho cho bệnh nhân.
Để ứng phó với ho sau khi khỏi COVID-19, theo bác sĩ Khải, người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hay không (như viêm phổi, lao phổi), hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn... hay là ho hậu COVID-19. Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, tẩm bổ sẽ khiến ho sau COVID-19 hết dần sau một thời gian.
Với những người bị mệt mỏi, mất sức liên quan hô hấp, thì lúc này tập thở. Cụ thể, với bài tập thở, cần tập hít vào, thở ra bằng mũi, thở chậm khi hết ho. Hít vào thật dâu bằng mũi, giữ và đếm từ 1 đến 4 sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, lặp đi lặp lại 3 đến 4 lần; Ngậm miệng và nuốt liên tục hoặc uống những ngụm nước ấm nhỏ đến khi hết ho.
"Theo đông y, ho là do phế táo, việc bị ốm lâu ngày làm phổi tổn thương, làm cho tâm dịch của phổi bị hư hao. Phổi mất đi sự tư nhuận dẫn đến các triệu chứng ho khan, ho có đờm. Để giúp bệnh nhân cắt cơn ho, bệnh nhân sẽ được kê các bài thuốc từ nhân sâm, tang diệp, mạch môn, sa sâm, hạnh nhân… giúp bệnh nhân giảm ho, bổ phổi. Đồng thời kết hợp với các biện pháp châm cứu, các bài tập thở cho bệnh nhân nhằm tăng khả năng trao đổi khí của phổi giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe" - bác sĩ Khải chia sẻ thêm.
Để tránh di chứng ho sau khỏi COVID-19 cũng như những di chứng khác, người dân cần phát hiện sớm nhiễm COVID-19 và điều trị đúng ngay từ ngày nhiễm đầu, trong đó có biện pháp dễ áp dụng là tập thở tại nhà, để tránh được di chứng ho kéo dài, xơ phổi, khó thở.
Khi có biểu hiện ho từ lúc nhiễm COVID-19 đến sau khi khỏi bệnh, ngoài tập thở, người dân cần theo dõi sức khỏe, hạn chế tối đa ăn uống đồ lạnh... Nếu tình trạng ho không cải thiện nên đến các các cơ sở y tế thăm khám, đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài, từ đó mới có phương án điều trị phù hợp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Davipharm cam kết đóng góp vào các mục tiêu dài hạn được nêu trong Quyết định số 1165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã phát hiện và điều trị 2 bệnh nhân sán não.
VTV.vn - Hai năm nay, bệnh nhân (nữ, 59 tuổi) thường xuyên cảm thấy ngứa khắp người không rõ lý do, dù đã đi thăm khám và điều trị nhưng tình trạng ngứa vẫn không cải thiện.
VTV.vn - Cách thời điểm nhập viện 5 ngày, nam bệnh nhân 39 tuổi, bị đau vùng thắt lưng, ở nhà xoa bóp, giác hơi không đỡ nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bách Niên Kiện có uy tín không? Bách Niên Kiện đã có bằng chứng nào chứng minh uy tín, chất lượng và hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ qua bài viết sau!
VTV.vn - Bảo Khí Khang có tốt không? Sản phẩm này được quảng cáo hỗ trợ và cải thiện sức khỏe đường hô hấp, nhưng thực tế ra sao?
VTV.vn - Ích Niệu Khang được nhắc đến là một trong những sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ kiểm soát tiểu đêm, tiểu nhiều lần nhờ công thức thảo dược tiên tiến.
VTV.vn - Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân đến kiểm tra và được chẩn đoán suy thượng thận do sử dụng thuốc xịt mũi điều trị viêm xoang.
VTV.vn - Chủ động phòng chống bệnh lao, những năm qua, ngành Y tế Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt trong công tác khám sàng lọc, phát hiện bệnh lao.
VTV.vn - Trong tuần 11 (10 - 16/3), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 86,8% so với trung bình 4 tuần trước (140 trường hợp).
VTV.vn - Trong những ngày đầu tháng 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục người bệnh bị men gan tăng cao do uống nước lá cây tại nhà.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 65 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê do ngã cao từ độ cao khoảng 3m từ thang đứng.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, gần đây bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, rối loạn đại tiện nên đã đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh).
VTV.vn - Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nghĩ đến bệnh sởi, là cháu bé sinh năm 2023, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ vừa tiến hành cấp cứu một trường hợp bị bỏng ở vùng mặt, tay, chân do tai nạn khi sử dụng nước thông cống bồn cầu.