Bệnh viêm đa dây thần kinh là gì?
Bệnh viêm đa dây thần kinh còn được gọi với một tên khác là bệnh đa dây thần kinh, được thể hiện bằng một tình trạng rối loạn và suy giảm chức năng của các dây thần kinh ngoại biên. Tùy thuộc vào chức năng của các dây thần kinh ngoại biên là gì mà triệu chứng của bệnh ra sao: Khi dây thần kinh đó có chức năng vận động thì người bệnh sẽ bị giảm vận động. Khi chức năng của dây thần kinh đó là cảm giác thì triệu chứng sẽ là rối loạn cảm giác.
‘Tế bào Schwann bao bọc dây thần kinh. (Ảnh minh họa)
Thông thường, thứ tự thể hiện triệu chứng sẽ là rối loạn dinh dưỡng trước, rối loạn cảm giác, rồi sau đó rối loạn vận động. Khi xuất hiện thêm triệu chứng mới thì triệu chứng cũ vẫn tồn tại và tiến triển nặng thêm.
Viêm đa dây thần kinh xảy ra có nhiều nguyên nhân. Có thể kể ra đây như đái tháo đường, thiếu vitamin B1, nhiễm độc, nghiện rượu… Nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến nguyên nhân thiếu vitamin B1 và cách dùng vitamin này để phục hồi.
Tại sao thiếu vitamin B1 lại gây ra bệnh?
Thiếu vitamin B1 gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh được gọi là bệnh tê phù beriberi. Bệnh xuất hiện do ăn chế độ thiếu vitamin B1 trầm trọng.
Điều đáng quan tâm với các nhà điều trị đó là cơ chế gây ra tổn thương dây thần kinh trong bệnh thiếu vitamin B1 gây ra. Bởi vì có hiểu rõ cội nguồn tổn thương thì bác sĩ điều trị mới có thể lượng giá tốt bệnh nhân và đánh giá đúng được thời gian điều trị.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra điện thế dẫn truyền trên dây thần kinh. Sau khi dùng chất kháng B1, phẫu tích các dây thần kinh và đo điện thế dẫn truyền, người ta thấy sự thiếu vitamin B1 gây ra sự mất điện thế dẫn truyền trên dây thần kinh và quá trình dẫn truyền các xung động thần kinh bị ngừng hãm hoặc mất hoàn toàn. Khi đó, người ta thấy nồng độ vitamin B1 bị giảm 40% so với giá trị gốc. Thí nghiệm này chứng tỏ, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu điện thế dẫn truyền và duy trì chức năng thần kinh.
Đo đạc các chất năng lượng cao năng trong các tế bào thần kinh thì người ta thấy, nồng độ các chất cao năng đều bị giảm. Cụ thể, nồng độ các chất ATP bị giảm 10% còn nồng độ các chất creatinphosphat bị giảm 20% khi vitamin B1 giảm 20%.
Bằng các phân tích hình ảnh giải phẫu bệnh người ta thấy, chất trục tương bị suy giảm, tế bào Schwann bị chết dần, bao myelin bị phá vỡ và dang dở, các ty thể bị phì đại và mất chức năng. Như vậy, vitamin B1, có lẽ ngoài đóng vai trò là co-enzym chuyển hóa nó còn đóng vai trò là chất duy trì sự hoàn hảo trong việc dẫn truyền các xung động thần kinh. Và do vậy việc dùng vitamin B1 rất quan trọng trong điều trị chứng bệnh này.
Điều trị bằng chính vitamin B1
Trong các trường hợp nhẹ, chỉ cần uống vitamin B1 với liều 100mg/ngày duy trì liên tục trong 2-3 tuần là bệnh đã có thể hồi phục. Còn khi bệnh ở mức độ nặng, nhất là khi bị thể bệnh tim kết hợp với thần kinh, bạn nhất thiết phải dùng B1 dưới dạng tiêm.
Thường thì sau khi thiếu vitamin B1 một tháng triệu chứng mới xuất hiện nhưng chỉ cần tiêm vitamin B1 sau 24-36 giờ triệu chứng đã bắt đầu được cải thiện. Các triệu chứng thần kinh rất nhạy cảm với điều trị song thời gian để hồi phục hoàn toàn lại rất chậm. Sau khi tiêm, bạn phải tiếp tục dùng vitamin B1 dạng uống duy trì liên tục từ 1-3 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ. Thường thì khi triệu chứng phải phục hồi được chừng 70-80% thì chúng ta mới có thể ngừng thuốc và chuyển sang chế độ điều trị bằng dinh dưỡng.
Với triệu chứng phù, sau tiêm 3 ngày, triệu chứng sẽ giảm bớt. Nhưng chân sẽ còn bị phù sau 2 tuần đầu tiên. Vì thế, bạn không được dừng thuốc ngay mà cần tiếp tục điều trị tiếp theo chiến lược như trên. Nếu như được dùng thêm với thuốc lợi tiểu thì tốc độ sẽ cải thiện nhanh hơn.
Sau khi ngừng uống và tiêm vitamin B1, bạn cần chú ý bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu vitamin B1.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nhiễm Leptospira nặng.
VTV.vn - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Một bé trai tử vong bất thường sau khi sinh tại Bệnh viện Bà Rịa, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Đa phần, chúng ta thường cho rằng vô sinh là do phụ nữ. Tuy nhiên, khoa học hiện đại ngày nay đã chứng minh được rằng tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là ngang nhau.
VTV.vn - Chanh tươi có tác dụng điều chỉnh thể trạng và làm trắng da. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng.
VTV.vn - Loại rau quen thuộc trong thời tiết lạnh giá có thể nấu nhiều món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân T.N.K., (sinh năm 1999, Vĩnh Phúc) trong tình trạng rất nguy kịch.
VTV.vn - Nhiều người tìm kiếm mái tóc óng ả và móng tay chắc khỏe. Bí quyết để đạt được điều này có thể khiến bạn bất ngờ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang điều trị cho bệnh nhi H.T.A. (23 tháng tuổi, trú tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bị tai nạn ngã ngửa khiến đinh vít đâm vào đầu.
VTV.vn - Mùa Đông lạnh giá đang đến gần sẽ kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe cho mọi người, nhất là trẻ nhỏ cần phải chú ý chăm sóc nhiều hơn.
VTV.vn - Trà sữa là loại thức uống được yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ rất có hại.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa đỡ đẻ cho sản phụ Tr.M.H., 28 tuổi, sinh lần 4, mang tam thai tự nhiên và sinh thường "mẹ tròn, con vuông" an toàn, khỏe mạnh.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố tổng hợp xử phạt vi phạm hành chính từ ngày 14-29/10 với 10 quyết định xử phạt được ban hành, tổng số tiền phạt là 217 triệu đồng.