Việc thanh tra, kiểm tra công tác mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế chống dịch cần được xem xét trong bối cảnh thực tế; sớm thanh quyết toán kinh phí tham gia chống dịch cho nhân viên y tế… là những kiến nghị đưa ra tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. phố Hồ Chí Minh về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng", diễn ra ngày 30/12.
* Mua sắm trang thiết bị chống dịch phù hợp điều kiện thực tế
Báo cáo với Đoàn giám sát, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2020 đến tháng 10/2022, tổng nguồn lực huy động cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Sở là hơn 12.750 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách thành phố hơn 11.588 tỷ đồng, gần 205 tỷ đồng từ nguồn huy động khác. Ngoài ra, các hiện vật sử dụng quy đổi tương đương số tiền hơn 956 tỷ đồng. Trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, kinh phí Sở Y tế sử dụng để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế là hơn 3.400 tỷ đồng.
Nhìn nhận về công tác mua sắm, chi kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, do diễn biến của dịch phức tạp, khó lường, việc lập dự toán kinh phí cho phòng, chống dịch chưa sát thực tế. Việc mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang bị y tế trong thời gian dịch bệnh gặp nhiều khó khăn như: lấy báo giá của các nhà cung cấp gặp khó do giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng, dịch vụ chỉ có 1-2 nhà cung cấp trên toàn quốc, không có đủ 3 báo giá theo quy định. Mặt khác, do thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại rất phức tạp. Việc tìm công ty thẩm định giá gặp khó khăn, các đơn vị thực hiện dịch vụ thẩm định giá không phản hồi hoặc từ chối, không nhận thực hiện dịch vụ...
Công tác nhập khẩu và các điều kiện thương mại gặp khó khăn do diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng đến giá hàng hóa, tiến độ mua sắm dẫn đến việc khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Có đơn vị tổ chức đấu thầu nhưng không có nhà thầu tham gia. Một số chủng loại trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch có tính đặc thù, không thông dụng, có những loại thiết bị đơn vị chưa sử dụng bao giờ nên rất khó khăn trong việc xây dựng cấu hình, thông số kỹ thuật do phải tham khảo từ chuyên gia tuyến trên, hãng sản xuất nên việc tìm hiểu được thông tin về thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau là rất khó.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, công tác mua sắm trang thiết bị y tế trong thời gian dịch COVID-19 hầu hết đều theo phương án chỉ định thầu rút gọn, căn cứ trên năng lực của nhà cung cấp. Việc mua sắm này theo đúng quy định và giá vào thời điểm đó là thấp nhất so với tất cả các thời điểm khác.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu sai phạm. Sở Y tế kiến nghị, việc thanh tra, kiểm tra công tác mua sắm, nhất là mua sắm phục vụ phòng, chống dịch cần xem xét bối cảnh thực tế trong giai đoạn dịch bệnh và trên tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế hiện nay, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong bối cảnh dịch COVID-19 cấp bách và cần thiết, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư chống dịch gặp nhiều khó khăn, do đó cần xem xét các yếu tố khách quan. "Ai cố tình sai phạm sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật nhưng cần xem xét đến tình huống dịch bệnh cần quyết định nhanh, có những thứ không thể không mua, có những thứ không phải muốn mua là mua được. Sắp tới, Quốc hội sẽ họp để đánh giá Nghị quyết số 30/2021/QH15, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu thập ý kiến để kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này", bà Văn Thị Bạch Tuyết cho hay.
* Sớm thanh, quyết toán kinh phí chống dịch cho nhân viên y tế
Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, Sở đã huy động hơn 43.700 người từ các đơn vị y tế công lập, y tế tư nhân và giảng viên, sinh viên trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia chống dịch. Trong năm 2021, khi tình hình dịch căng thẳng, 163 đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Trường Cao đẳng, Đại học các tỉnh, thành phố đến hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 27.500 người.
Mặc dù vậy, đến nay, một số lực lượng thực tế tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 nhưng chưa được quy định chế độ phụ cấp, bồi dưỡng. Cụ thể: Lực lượng đi tuần tra kiểm soát trên địa bàn thành phố trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về giãn cách xã hội; lực lượng tham gia công việc đảm bảo an sinh cho người dân; lực lượng đi kiểm tra giám sát công tác phòng dịch của các đơn vị, kiểm tra giám sát công tác kiểm soát phòng, chống dịch tại các chốt, tổ kiểm soát phòng dịch. Lực lượng tài chính, hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (mua sắm, cấp phát, lắp đặt trang thiết bị tại các chốt, cấp phát vật tư y tế cho lực lượng trực chốt...).
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, còn lượng lớn nhân viên y tế chưa nhận đủ kinh phí hỗ trợ chống dịch dù Sở đã nỗ lực hoàn thiện thủ tục. Đại biểu Nguyễn Tri Thức kiến nghị thành phố chi hỗ trợ cho nhân viên y tế trước Tết Nguyên đán để họ yên tâm công tác.
Liên quan đến vấn đề này, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đề nghị, Sở Y tế, Sở Tài chính nhanh chóng thanh, quyết toán kinh phí chống dịch cho các đơn vị. Việc chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần được hoàn tất sớm, đảm bảo hiệu quả chính sách nhân văn của Nhà nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.