Chị Lê Thị Mai (35 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết: Không lâu sau khi kết hôn, chị mang thai và sinh hạ một cô con gái đầu lòng xinh xắn, ngoan ngoãn. Nhưng sau đó nhiều năm, mặc dù sức khỏe tốt và không hề sử dụng biện pháp tránh thai nào, chị vẫn chưa có tin vui trở lại, càng ngóng chờ lại càng không thấy. Tuy nhiên, niềm khao khát một lần nữa được thực hiện thiên chức làm mẹ vẫn luôn đau đáu trong chị, nên sau 14 năm chờ đợi đằng đẵng, chị quyết định nhờ tới sự can thiệp của khoa học bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
May mắn mỉm cười với gia đình chị khi ngay lần chuyển phôi đầu tiên đã cho kết quả thành công. Và niềm hạnh phúc đó càng nhân lên gấp bội khi chị biết mình còn mang song thai. Kết quả đó sau 14 năm chờ đợi, với chị quả là niềm vui không gì so sánh được.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị thường xuyên kiểm tra, thăm khám thai kỳ cẩn thận, chu đáo. Nhưng khi thai nhi được 26 tuần tuổi, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Bé gái chào đời cực non chỉ nặng 600gram trong tình trạng hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện, bị suy hô hấp, suy tuần hoàn rất nặng và gần như không có phản xạ.
Bệnh nhi được cấp cứu ngay tại phòng sinh và được chuyển đến chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ sinh - Trung tâm Sản Nhi. Thai nhi còn lại vì thể trạng quá yếu nên không giữ được.
Bác sĩ Ngô Hữu Hà, Giám đốc Trung tâm Sản Nhi cho hay: Đối với các trường hợp trẻ sinh non có cân nặng thấp, các cơ quan chưa trưởng thành, hoàn thiện nên nguy cơ suy hô hấp, suy tuần hoàn và nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do đó, Trung tâm đã tập trung mọi nguồn lực, bao gồm đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhất để cứu sống bệnh nhi.
Trong những ngày đầu, tình trạng bệnh nhi diễn biến hết sức phức tạp, luôn ở trong thế "báo động đỏ" do phổi thông khí kém, tuần hoàn liên tục phụ thuộc vào vận mạch, phụ thuộc máy thở nhiều. Bệnh nhi được nằm lồng ấp cách ly môi trường, hỗ trợ thông khí bằng máy thở, bơm thuốc surfactant thay thế (thuốc có tác dụng trưởng thành phổi), đặt đường nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn và duy trì thuốc vận mạch.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi được rút ống thở, chuyển sang thở máy không xâm nhập. Đến ngày thứ 21, bệnh nhi được cai máy thở hoàn toàn, được thở oxy và bắt đầu tập ăn, cân nặng lúc này đạt 700gram. Đến ngày thứ 28, bệnh nhi đã có thể tự thở, được cho ăn qua sonde và không cần nuôi dưỡng tĩnh mạch, cân nặng đạt 900gram. Sau 42 ngày điều trị tích cực trong phòng chăm sóc đặc biệt, bệnh nhi đạt cân nặng 1.100gram và được đưa ra ghép mẹ, trẻ tự thở, chỉ hỗ trợ oxy một phần, được rút sonde dạ dày và ăn sữa mẹ hoàn toàn.
Sau 76 ngày điều trị, bệnh nhi đạt cân nặng 2.000gram, toàn trạng ổn định, cân nặng bắt kịp sự tăng trưởng, các cơ quan phát triển phù hợp với lứa tuổi nên được cho xuất viện.
Theo các bác sĩ, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1.000gram và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng. Đối với trẻ sinh non, tất cả cơ quan gan, thận, não, ruột đều non yếu. Trẻ có thể bị suy hô hấp, tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, tàn tật, giảm vận động, tăng động, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng... Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại, khả năng cứu sống trẻ sinh non khá cao.
Do vậy, để hạn chế nguy cơ sinh non, các bác sĩ khuyến cáo: Sản phụ cần thực hiện thăm khám, quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Ngoài ra, các sản phụ cũng cần chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai với chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để giảm thiểu nguy cơ sinh non.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Chỉ trong hai tuần, Khoa Bỏng - Chỉnh trực của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận liên tiếp 3 trường hợp bệnh nhi liên quan đến hành vi chế pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.