Tai nạn giao thông
Tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trung bình một ngày tiếp nhận từ 10 đến 20 trường hợp bị tai nạn, bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thương tích, trong đó tai nạn giao thông chiếm khoảng 50%. Trong số 50% tai nạn giao thông, có từ 30-40% tai nạn giao thông do người sử dụng phương tiện uống rượu, bia hoặc gián tiếp gây tai nạn cho người khác.
Bệnh nhân H., 18 tuổi, trú tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk khi đang lưu thông trên đường bằng xe đạp điện thì bị một người đã uống rượu bia điều khiển xe mô tô trong tình trạng say xỉn và tông trực diện. Va chạm khiến bệnh nhân bị chấn thương sọ não, xuất huyết não, tụ máu não, gãy 2 xương đùi, xương bánh chè.
Mặc dù điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh đã gần 10 ngày nhưng bệnh nhân vẫn còn kích động, vật vã buộc các bác sĩ phải cố định bệnh nhân vào thanh giường.
Theo BSCKII. Huỳnh Như Đồng, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh, trường hợp bệnh nhân H. bị tai nạn rất nặng, đa chấn thương, khả năng hồi phục chậm. Sau này, nếu bệnh nhân có hồi phục sức khỏe vẫn để lại di chứng, phải tập vật lý trị liệu nhưng sức khỏe vẫn yếu hơn so với người bình thường, không thể lao động nặng được.
Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Mỗi năm nước ta có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông, trong đó có 36,9% ca tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia; 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép; 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia…
Rối loạn tâm thần
Hệ lụy của rượu, bia không chỉ gây tai nạn giao thông mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng. Theo bác sĩ Hoàng Thị Duyên, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, lạm dụng rượu lâu ngày thường đưa đến chứng nghiện rượu, khi đó rượu trở thành tác nhân gây hại cho con người. Về mặt cơ thể, rượu gây ra các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, viêm các dây thần kinh. Về mặt tâm thần, rượu gây ra tình trạng phụ thuộc rượu, biến đổi nhân cách, loạn thần do rượu, mất trí do rượu…
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện bị loạn thần do rượu tăng, báo động về một hiểm họa do rượu gây ra mà ít người nghĩ đến, như: biến đổi tâm thần, hoang tưởng, dễ kích động, cáu gắt, ghen tuông… dẫn đến những hành vi tiêu cực, nguy hiểm.
Hiện nay, trung bình một tháng Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đăk Lắk tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 40 trường hợp mắc các rối loạn tâm thần do nghiện rượu, chủ yếu là nam giới đang trong độ tuổi lao động. Đa số bệnh nhân nhập viện ở mức độ khá nặng, với các triệu chứng nhẹ thì không ăn, không ngủ được, mê sảng; nặng thì dễ bị kích động, có biểu hiện tấn công người khác, không điều khiển được cảm xúc, như: la hét, chửi bới, ảo giác, rối loạn cảm xúc, thường xuyên có biểu hiện lo âu, hoảng sợ…
Trường hợp ông N.V.D. (47 tuổi, trú tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị nghiện rượu nặng và phải thường xuyên đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk để điều trị vì có hành vi gây rối trật tự, hay đập phá đồ đạc trong nhà và chửi bới mọi người xung quanh.
Bà K., vợ ông D. tâm sự: "Một năm, chồng tôi nhập viện vì bệnh loạn thần do rượu từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 10 đến 20 ngày mới xuất viện. Mặc dù gia đình khuyên ngăn, bác sĩ cũng cảnh báo nếu tiếp tục uống rượu, bệnh sẽ càng nặng hơn và khó điều trị, nhưng khi về nhà, ông vẫn uống rượu, nếu không mua cho ông uống thì ông sẽ gây sự, chửi bới, đánh đập vợ con".
Trường hợp của ông D. không phải là hiếm gặp mà đang rất phổ biến ở các địa phương trong tỉnh. Rất nhiều người uống rượu triền miên, vui uống, buồn uống, không vui không buồn cũng uống và tất cả các loại đám tiệc đều uống. Rượu, bia uống nhiều vào thì say và phát sinh vô số hậu quả, uống lâu thành nghiện mà nghiện rượu thì sinh nhiều bệnh tật. Có thể nói, hậu quả của việc lạm dụng rượu bia thật khôn lường. Không chỉ gây ra những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường… mà còn gây tốn kém tiền bạc và điều trị bệnh tật dẫn đến kinh tế suy kiệt, nặng hơn nó có thể gây băng hoại đạo đức, thậm chí cướp đi mạng sống của người vô tội.
Từ những hậu quả do rượu, bia gây ra, cùng những biện pháp của các cơ quan chức năng, người sử dụng rượu, bia cần hạn chế uống hoặc dừng lại trước khi quá muộn, đừng để "ma men" hủy hoại thể xác, đày đọa tinh thần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.
VTV.vn - Protein có vai trò hết sức quan trọng. Bạn nên nắm bắt những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein để có những điều chỉnh cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng.
VTV.vn - Đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), sống chung với bệnh không dễ dàng. Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp quản lý đường huyết hiệu quả và thuận lợi hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.