
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu chỉ trường hợp bao da quy đầu không tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Điều này khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm ảnh hưởng da bao quy đầu (tạo sẹo). Hẹp bao quy đầu còn gây ra tình trạng nghẹt da quy đầu, thường xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo ngược ra sau nhưng rồi không lấy trở lại được.
Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nam. Khi trẻ nam mới sinh ra, chưa có khả năng tự bảo vệ quy đầu dương vật, lúc này lớp bao da bọc ngoài quy đầu có chức năng bảo vệ quy đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, lớp bao da quy đầu sẽ tự tuột xuống, để lộ ra quy đầu dương vật.
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu thường gặp do:
- Hẹp bao quy đầu sinh lý: khi trẻ mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Khi trẻ lên 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là hẹp thực sự với sự hiện diện của sẹo xơ. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do nhiễm khuẩn vì mất vệ sinh.
Biểu hiện của chứng hẹp bao quy đầu
Khi trẻ nam lên 3-4 tuổi mà phần bao quy đầu vẫn không tuột khỏi quy đầu, không bộc lộ được phần đầu dương vật - quy đầu. Nghẹt da bao quy đầu có thể cản trở sự tuần hoàn máu đến đầu dương vật.
Các triệu chứng hẹp bao quy đầu thường là tình trạng đỏ, sưng, sờ vào thấy đau. Thời kỳ đầu bao quy đầu có thể sưng đỏ, nghiêm trọng thì có những chất tiết ra như dịch mủ, có thể thấy sốt…Khi tích nhiều bựa sinh dục, có thể nhìn thấy được những hạt màu trắng ở đầu bao quy đầu. Tất cả các trường hợp hẹp bao quy đầu đều cần phẫu thuật để cắt da bao quy đầu.
Những nguy hiểm và tác hại của bệnh hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu sẽ gây viêm quy đầu. Khi bị hẹp bao quy đầu, dưới lớp bao da quy đầu luôn tiết ra tế bào chết, kết hợp với các chất cặn bã trong quá trình đi tiểu không được thoát ra ngoài sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, sưng đỏ, mọng nước ở đầu dương vật.
Gây viêm nhiễm niệu đạo: Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn này rất dễ xâm lấn sang niệu đạo và gây viêm nhiễm do bị cặn bẩn tích tụ lâu ngày kèm theo các chất bài tiết dễ hình thành bựa sinh dục. Bựa sinh dục này kích thích lên đầu dương vật gây ra các viêm nhiễm trên quy đầu và dương vật. Khi viêm nhiễm xâm nhập vào bên trong có thể dẫn đến viêm bàng quang, viêm thận
Hẹp bao quy đầu gây nghẹt quy đầu: Thường xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo ngược ra sau nhưng rồi không lấy trở lại được. Khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ căng vòng quanh dương vật, gây nghẹt quy đầu, khiến máu không lưu thông sinh ra sưng phù nề bao quy đầu, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử quy đầu.
Trẻ bị hẹp bao quy đầu cần làm gì?
Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao. Nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó đi tiểu, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nếu không được xử lý sớm sẽ khiến trẻ đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần hình thành nên bựa sinh dục, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục của trẻ.
Cách khắc phục nếu bị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ
Khi bé 5 – 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng tiểu phẫu cắt bao qui đầu.
Điều trị hẹp bao quy đầu
Ðiều trị hẹp bao quy đầu bằng thuốc
Bôi thuốc mỡ để bôi trơn làm giãn rộng bao quy đầu tuột xuống hoặc dùng dụng cụ y tế để nong bao quy đầu rộng ra và kéo xuống. Tuy nhiên hai phương pháp này chỉ áp dụng được đối với trẻ em, những trường hợp hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ.
Điều trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp ngoại khoa
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản, thời gian làm thủ thuật ngắn, nhanh phục hồi. Sau làm thủ thuật, bệnh nhân cũng cần chú ý vệ sinh cũng như tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Nếu chưa cắt mà bị viêm bao quy đầu, lúc ấy phải điều trị bằng kháng sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nhờ can thiệp khẩn cấp và sự phối hợp liên viện giữa các bác sĩ chuyên khoa, bé trai 12 tuổi bị sốc mất máu do xuất huyết tiêu hoá đã được cứu sống trong gang tấc.
VTV.vn - Bệnh viện Phổi Nghệ An vừa cứu sống bệnh nhân 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao - biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa cấp cứu bệnh nhân S.A.M. (44 tuổi, trú tại thị trấn Tiên Yên) trong tình trạng nguy kịch do tự dùng dao đâm thấu bụng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu sống một bệnh nhân nam 53 tuổi bị ngộ độc rượu nặng, nhờ triển khai kịp thời kỹ thuật lọc máu hấp phụ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa cứu sống một bệnh nhân nam 59 tuổi, bị ngộ độc methanol nghiêm trọng, đe dọa tính mạng
VTV.vn - Bé trai 5 tuổi ở Hà Nội nhập viện nguy kịch do tự quấn dây rút quần quanh cổ, treo trên dây mắc màn. Tai nạn sinh hoạt hy hữu cảnh báo nguy cơ với trẻ nhỏ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) ghi nhận một trường hợp mắc bệnh giun rồng là bệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại xã Thượng Long, huyện Yên Lập).
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp người bệnh 49 tuổi bị bỏng giác mạc nặng do nhỏ nhầm dầu gió vào mắt.
VTV.vn - Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc vừa cứu sống bé gái 8 tháng tuổi trong tình trạng nguy kịch do sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp (ARDS) và sốc nhiễm khuẩn nặng.
VTV.vn - Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến. IVF kết hợp sàng lọc phôi PGT-M giúp ngăn con mang gen bệnh, hướng tới thế hệ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
(VTV.vn) – Tóc bạc sớm, rụng tóc lan rộng ở người trẻ, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, cuộc sống. Vì sao xảy ra và đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả hiện nay?
VTV.vn - Sản phẩm Ích Niệu Khang giúp giảm tiểu đêm, tiểu nhiều của Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC được vinh danh lọt Top 20 thương Hiệu tiêu Biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2025
VTV.vn - Hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới 8/5, ngành y tế kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức, tầm soát sớm và hỗ trợ cộng đồng người bệnh tan máu bẩm sinh.
VTV.vn - Một bệnh nhân 71 tuổi tại huyện Ea H’Leo vừa tử vong nghi do bệnh dại, nâng tổng số ca tử vong do bệnh này tại Đắk Lắk từ đầu năm đến nay lên 3 trường hợp.