Có con là mẫu nhí, thường xuyên tham gia các chương trình biểu diễn thời trang, chụp hình ngoài trời, chị P.T.M. Hương rất băn khoăn việc nên hay không sử dụng kem chống nắng cho con. Đặc biệt là vào mùa hè, khi các con nghỉ học, việc tham gia các hoạt động lại nhiều hơn.
"Có những buổi chụp hình ngoài trời diễn ra lúc giữa trưa, tôi vẫn cho con tham gia. Những lúc đó, nếu không sử dụng kem chống nắng thì tôi sợ con bị bỏng nắng mất. Tôi cũng phải lựa chọn các loại kem chống nắng chỉ số cao để bảo vệ làn da của con!" - chị Hương chia sẻ.
Trước những băn khoăn về việc nên hay không sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Trưởng Khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: "Gia đình có thể sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ em có làn da còn non yếu, nhạy cảm, nên phải tuân thủ những quy định chặt chẽ. Hiện tại, chưa có sản phẩm chống nắng dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với lứa tuổi này, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời vào những ngày nắng nóng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cha mẹ nên sử dụng mũ, khăn, áo có chỉ số chống nắng cho trẻ".
Bác sĩ Linh cũng khuyến cáo: "Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã có những sản phẩm kem chống nắng riêng. Nhưng cha mẹ nên lưu ý: Dạng xịt không được khuyến cáo vì có thể trẻ sẽ hít phải, không tốt cho hệ hô hấp. Nên lựa chọn dạng kem vì dễ sử dụng, bảo vệ da tốt".
Phần lớn phụ huynh vẫn loay hoay trước rất nhiều dòng sản phẩm kem chống nắng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc lựa chọn kem chống nắng cho trẻ, không nên chỉ dựa vào khả năng chống lại tia UV, mà phải quan tâm đến thành phần của sản phẩm.
"Hiện trên thị trường, kem chống nắng được chia làm các loại: kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hay kem chống nắng kết hợp giữa vật lý và hóa học để tăng khả năng chống lại tia UV. Với trẻ nhỏ, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên lựa chọn kem chống nắng vật lý. Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da. Đáng nói, với kem chống nắng vật lý, màng chắn phân tử lớn, ít có khả năng bị hấp thu qua da, giảm tác động xấu đến trẻ" - bác sĩ Linh khuyến cáo thêm.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn có những câu hỏi như: Bôi kem chống nắng toàn thân hay chỉ bôi kem chống nắng tại các vùng da có tiếp xúc trực tiếp với nắng? Sau khoảng thời gian bao lâu thì lại phải bôi kem chống nắng cho con 1 lần?
Trước những thắc mắc này, bác sĩ Linh cũng giải đáp: "Khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ, cha mẹ nên bôi kem toàn bộ cơ thể chứ không chỉ vùng da tiếp xúc với nắng như tay chân hay mặt. Vì khi hoạt động ngoài trời, ánh nắng sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể của trẻ. Không ít trường hợp, các con bị bỏng nắng ở lưng, bàn chân, cẳng chân… những bộ phận ít được chăm sóc trên cơ thể".
Nói chung, trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng kem chống nắng, nhưng cha mẹ phải có những lưu ý đặc biệt khi lựa chọn sản phẩm và sử dụng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.