
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong 6 tháng đầu năm đã điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân nội trú, trong đó số lượng bệnh nhân mắc viêm phổi cộng đồng chiếm tỷ lệ trên 40%. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi cộng đồng là người có nền miễn dịch kém như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh lý suy giảm miễn dịch, người hút thuốc lá nhiều năm…
Các tác nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Một số căn nguyên vi khuẩn được xác định phổ biến nhất là các chủng Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, vi khuẩn không điển hình (như Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella và virus. Đặc biệt các điều kiện thời tiết giao mùa nóng ẩm, mưa nắng thất thường hoặc nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lời để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, khiến cho bệnh viêm phổi cộng đồng do nhiễm khuẩn gia tăng.
Mới đây, Khoa Hô Hấp tiếp nhận bệnh nhân H.N.K. (38 tuổi, trú tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) mắc bệnh viêm phổi cộng đồng biến chứng áp xe màng phổi. Bệnh nhân có tiền sử lao phổi cũ đã điều trị ổn định, khám tại viện với biểu hiện đau tức ngực phải liên tục, đau tăng khi nằm.
Qua thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe màng phổi phải do viêm phổi cộng đồng. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ và dẫn lưu áp xe phổi. Sau 10 ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định và xuất viện.
BSCKI. Phạm Thị Út Trang - Phó Trưởng khoa Hô hấp cho biết: Các triệu của bệnh viêm phổi cộng đồng bao gồm khó chịu, rét run, rùng mình, sốt, ho, khó thở và đau ngực. Ho thường có đờm ở trẻ lớn và người trưởng thành, ho khan ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Khó thở thường là nhẹ và xuất hiện khi gắng sức, hiếm khi xuất hiện khi nghỉ ngơi. Đau ngực kiểu màng phổi và thường đau ở vùng bị tổn thương. Viêm phổi có thể biểu hiện như đau bụng trên khi nhiễm trùng thùy dưới làm kích thích cơ hoành. Các triệu chứng ở đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) cũng phổ biến.
Viêm phổi cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: xẹp một thùy phổi, áp xe phổi, phù phổi cấp, tràn dịch hoặc mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết... bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, sốc nhiễm trùng…
Hiện tại, phương pháp điều trị viêm phổi cộng đồng có thể khác nhau tùy theo triệu chứng và loại vi trùng gây bệnh. Liệu pháp kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Điều trị thích hợp bao gồm bắt đầu dùng kháng sinh theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt, tốt nhất là ≤4 giờ sau khi xuất hiện.
Vì việc xác định mầm bệnh khó khăn và mất nhiều thời gian, nên phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm được lựa chọn dựa trên các mầm bệnh có khả năng xảy ra và mức độ nặng của bệnh. Nếu bệnh nhân bị viêm phổi nặng kèm theo các bệnh nền hoặc biến chứng như tràn khí màng phổi, áp xe màng phổi… sẽ phải điều trị nội trú. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà tuân theo phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng do bác sĩ đề ra.
Viêm phổi cộng đồng có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng đối với tất cả người lớn khỏe mạnh ≥ 65 tuổi và người lớn từ 19 đến 64 tuổi mắc các bệnh mạn tính, bệnh suy giảm miễn dịch.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người điều trị viêm phổi cộng đồng cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng liều cho đến khi hết liệu trình. Phòng ngừa bệnh viêm phổi cộng đồng cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có bệnh lý đường hô hấp như sốt, ho, cúm… đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và thường xuyên rèn luyện thể thao…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch trong giai đoạn giao mùa, triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.
VTV.vn - Fucoidan xuất hiện tự nhiên trong thành tế bào của rong biển màu nâu và không phải tất cả Fucoidan đều giống nhau.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.N (26 tuổi, Nam Định) có khối u được phát hiện hoàn toàn tình cờ trong lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
VTV.vn - Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục ngoạn mục nhờ sự can thiệp kịp thời và kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ngày 27/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 41 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, xuất hiện đột ngột khi đang chơi bóng bàn.
VTV.vn - Phẫu thuật u xơ thần kinh từ 18 năm trước, cụ bà bỏ theo dõi khiến khối u tái phát, phát triển khổng lồ, biến dạng toàn bộ chân, mất chức năng vận động.
VTV.vn - Ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa điều trị thành công cho một sản phụ bị sản giật nặng biến chứng suy đa cơ quan, nguy cơ tử vong cao.
VTV.vn - Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
VTV.vn - 27 học sinh nhập viện sau bữa ăn tại Trường Tiểu học Nước Hai (Hòa An, Cao Bằng) đã được loại trừ ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Bệnh viện Đà Nẵng vừa can thiệp thành công, bắt được ba con sán lá gan nhỏ còn sống trong ống mật chủ của một nữ bệnh nhân.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công cụ ông 85 tuổi suy hô hấp nguy kịch do COPD, giúp ổn định sức khỏe sau gần 1 tuần hồi sức tích cực.
VTV.vn - Một cụ ông 82 tuổi ở Vĩnh Phúc vừa được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sau khi hai lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u vùng nách nặng tới 2kg cho một nữ bệnh nhân 52 tuổi.
VTV.vn - Mùa thi là thời điểm trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, chất lượng giấc ngủ cũng bị suy giảm.