Kỹ thuật mới giúp nam thanh niên thoát khỏi liệt tay

Lê Thạch, icon
08:59 ngày 28/01/2019

VTV.vn - Bị tai nạn giao thông năm 2017, nam thanh niên N.V.T. (25 tuổi, trú tại Nam Định) bị mất cảm giác vận động cẳng tay, liệt không hoàn toàn cẳng tay trái trong suốt 2 năm,

Kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật.

Theo TS Nguyễn Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật , Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơn một năm trước bệnh nhân bị vết thương nặng dập nát cánh cẳng tay trái cánh cẳng tay bên trái do tai nạn giao thông, Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện tỉnh Nam Định đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để cấp cứu.

Tại đây, bệnh nhân đã được cắt lọc vết thương, kết xương bằng cố định ngoài, kiểm tra ba dây thần kinh quay, trụ, giữa và nối động mạch cánh tay. Toàn bộ cánh cẳng tay trái đã được cứu nhưng còn để lại di chứng liệt hầu toàn bộ cẳng tay, tổn thương 3 dây thần kinh dạng đứt sợi trục mức độ nặng, toàn bộ cơ ở vùng cẳng tay xơ hóa do chấn thương.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ tại Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng hai kỹ thuật chuyên sâu lần đầu tiên cùng áp dụng tại Việt Nam: kỹ thuật chuyển cơ động lựckỹ thuật coupler - thao tác nối vi phẫu động mạch và tĩnh mạch bằng vòng nối cho bệnh nhân. Từ việc cắt lọc vết thương, kết xương gãy bằng cố định ngoài; cắt đoạn động mạch bị huyết khối, ghép phục hồi động mạch cánh tay bằng đoạn ghép tĩnh mạch hiển đến phẫu thuật chuyển cơ động lực đã giúp bệnh nhân thoát khỏi trạng thái tâm lý bị "tàn phế" cả đời.

Ca phẫu thuật diễn ra trong 9 giờ với hai kíp thực hiện song song: Một kíp thực hiện phẫu thuật lấy toàn bộ đơn vị cơ vùng đùi (bao gồm: da, cơ) có mạch máu, thần kinh để chuyển đến vùng cần phục hồi. Một kíp bộc lộ nơi cần ghép cơ, chuyển bị động mạch cho, tĩnh mạch nhận và các sợi trục thần kinh sẽ chỉ đạo cho cơ mới.

Tiếp tục toàn bộ các bác sĩ đã dùng Coupler (các vòng nối mạch vi phẫu) để nối động mạch, tĩnh mạch, cuối cùng là cố định cơ, nối gân và nối thần kinh chỉ đạo cơ. Khi nối thần kinh cũng một câu hỏi khó cho kíp mổ cũng được đặt ra là làm sao chỉ chọn được những sợi trục vận động của dây thần kinh trụ và thần kinh giữa, sử dụng máy kích thích thần kinh. Trong suốt quá trình mổ các bác sĩ sử dụng kính vi phẫu - hệ thống kính hiển vi vi phẫu tiên tiến nhất tại Việt Nam giúp phóng đại những mạch máu nhỏ nhất mà mắt thường nhìn không rõ.

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, hiện tại bệnh nhân đã hồi phục cử động tay, tình trạng tê bì giảm hẳn và sẽ tập vật lý trị liệu từ 3 - 6 tháng cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục