Thời tiết mùa hè thường nắng nóng, oi bức, ngột ngạt nên dễ gây nên tình trạng cảm nắng, mất nước ở trẻ nhỏ. Nhiều người vì muốn tránh nắng nóng cho con nên chọn cách để con ngồi trong phòng điều hòa và đóng kín cửa cả ngày. Đây là sai lầm của các bậc phụ huynh khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm họng, thậm chí là sốc nhiệt vào mùa hè.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai), những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện đông hơn. Một phần là do phụ huynh để con nhỏ ngồi điều hòa cả ngày, dùng quạt gió quạt thẳng vào mặt trẻ, làm trẻ bị nhiễm lạnh.
"Ngoài tình trạng làm trẻ bị nhiễm lạnh điều hòa thì việc đưa trẻ từ môi trường nắng nóng bên ngoài vào môi trường lạnh đột ngột cũng sẽ tạo nên tình trạng tăng giảm nhiệt độ đột ngột với trẻ. Tốt nhất, bố mẹ không được lạm dụng điều hòa đối với con nhỏ. Nên để mức nhiệt độ trong phòng ổn định, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Quan trọng hơn, vì không khí trong phòng điều hòa thường khô nên phụ huynh cần chú ý việc chăm sóc mũi họng cho con, tránh để trẻ bị khô mũi, dễ chảy máu do ngồi điều hòa" - Bác sĩ Dũng cho biết.
Ngoài ra, bác sĩ Dũng cũng đưa ra lưu ý: "Mùa hè thường khiến trẻ mắc những bệnh như cảm, sốt, ho, nhiễm khuẩn ngoài da do vệ sinh không tốt. Phần lớn trường hợp là do trẻ hoạt động chạy nhảy ngoài trời khiến cơ thể ra mồ hôi nhưng bố mẹ không chú ý lau sạch cho trẻ, cứ để như vậy vào phòng điều hòa, như vậy không chỉ làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh mà còn gây nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da, khi mà sức đề kháng của trẻ khá yếu".
Phòng điều hòa tuy mát mẻ nhưng thật ra khá kín, không khí trong phòng sẽ không được thông thoáng như ngoài trời. Nếu các bậc phụ huynh không vệ sinh, lau dọn thường xuyên vẫn có thể xảy ra nấm mốc, gây dị ứng da và hô hấp. Ngoài ra, không nên để trẻ ở chung một phòng điều hòa kín với người bị bệnh truyền nhiễm như cảm cúm vì nguy cơ lây bệnh cũng rất cao.
Bên cạnh việc để trẻ trong phòng điều hòa cả ngày, thì các bậc phụ huynh cũng thường mắc phải một sai lầm khác là để con tắm hoặc ngâm nước quá lâu, làm cơ thể nhiễm lạnh. "Nghỉ hè bố mẹ thường cho con đi tắm biển hoặc đi bể bơi giải nhiệt. Việc đi tắm biển hay đi bơi là tốt nhưng cũng phải chú ý đến thời gian, tránh để trẻ ngâm nước lâu sẽ không tốt, chỉ nên cho trẻ tắm từ 15 - 30 phút, không nên kéo dài đến cả tiếng. Nếu để trẻ bị lạnh có thể sẽ dẫn đến viêm phổi - bác sĩ Dũng cảnh báo.
Nhắc nhở thêm về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ dịp hè, bác sĩ Dũng cũng chỉ ra nhiều căn bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan cao vào mùa hè như dịch chân tay miệng, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tiêu chảy... "Những bệnh đường tiêu hóa, ăn uống như tiêu chảy thì bố mẹ cần chú ý triệt để các món ăn dễ ôi thiu, lên men. Tránh để con ăn phải những thứ đồ này. Ngoài ra, khi để con trong phòng điều hòa cũng không được chủ quan là sẽ ít muỗi, những bệnh nguy hiểm như viêm não, sốt xuất huyết đều lây truyền từ muỗi, đặc biệt thời tiết mưa ẩm sẽ khiến ấu trùng muỗi phát triển mạnh hơn. Trong khi đó, những triệu chứng ban đầu của những bệnh này khá giống với cảm cúm như sốt, nhức đầu, nôn mửa. Nếu phát hiện muộn sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 51 tuổi (Long An) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Khối u tuyến tùng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng quan trọng của não, khiến bệnh nhi bị hôn mê sâu đã 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển viện.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.