Bệnh hen là gì?
Theo chia sẻ của ThS.BS. Đinh Thị Thanh Hồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hen là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc đường thở làm tăng phản ứng của phế quản một cách thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản, gây ra các cơn khó thở, thở khò khè cấp tính. Sự co thắt phế quản này không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng các thuốc giãn phế quản. Hiện tượng viêm mạn tính trong bệnh hen không thể khỏi hoàn toàn, vì vậy hen không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát được.
Những dấu hiệu gợi ý mắc bệnh hen
- Ho, thở khò khè, cò cử.
- Nặng ngực.
- Khó thở về đêm gần sáng hay khi thay đổi thời tiết.
- Bản thân có tiền sử dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng) hoặc gia đình có người mắc bệnh hen hay tiền sử dị ứng khác .
Bệnh hen biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng điển hình của bệnh hen là cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản. Bệnh nhân thường có tiền triệu: ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi. Sau đó xuất hiện cơn khó thở nhanh, khó thở ra nhiều hơn, thở khò khè, cò cử, có thể nghe thấy tiếng rít. Cơn khó thở có thể tự hết hoặc sau khi dùng các thuốc giãn phế quản và thường kết thúc bằng cơn ho đờm trong, quánh, dính. Ngoài cơn hen, bệnh nhân có thể hoàn toàn bình thường.
Một số thể không điển hình:
- Hen ban đêm: cơn xảy ra về đêm.
- Hen do gắng sức: cơn hen xuất hiện khi gắng sức.
- Thể ho đơn thuần: ho kéo dài, tái phát nhiều lần, không khó thở, không khò khè.
Những yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen
- Các dị nguyên trong nhà: lông động vật, bọ nhà, bụi nhà, nấm mốc…
- Các dị nguyên môi trường: không khí lạnh, ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá, thuốc lào…
- Bản thân bệnh nhân: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, lo lắng, căng thẳng, gắng sức quá mức, dùng một số loại thuốc gây co thắt phế quản…
Cần làm gì để kiểm soát bệnh hen?
Để kiểm soát hen toàn diện, người mắc hen nên tuân thủ những lời khuyên sau đây:
Cải thiện lối sống
- Ngừng hút thuốc.
- Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý.
- Tránh lo lắng, căng thẳng.
- Giữ vệ sinh môi trường và nhà ở.
- Tránh các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen (phấn hoa, bụi nhà, lông động vật…).
Học cách tự kiểm soát cơn hen tốt hơn
- Sử dụng đúng cách các dụng cụ phân phối thuốc.
- Không lạm dụng corticosteroid đường toàn thân (uống, tiêm truyền).
- Tuân thủ điều trị và theo dõi của bác sĩ.
- Theo dõi lưu lượng đỉnh kế cá nhân.
- Sử dụng nhật ký theo dõi hen.
Bệnh hen không thể điều trị hết hẳn mà các liệu pháp điều trị hiện tại chỉ là kiểm soát cơn hen tốt hơn với hai mục tiêu chính là giảm số lần tái phát cơn hen và ngăn ngừa những trường hợp cơn hen nặng phải nhập viện. Người bị hen hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt như người bình thường nếu được theo dõi bệnh và điều trị đúng cách.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.