Ngày 7/4/2000, nhân ngày Sức khoẻ thế giới với chủ đề "An toàn truyền máu bắt đầu từ tôi", Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về việc Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện lấy ngày 7/4, đồng thời lấy ngày 07/4 hằng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Từ đó, ngày 7/4 được chọn là "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện".
Đây cũng trở thành bước ngoặt quan trọng cho phong trào hiến máu tình nguyện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Bằng những nỗ lực, vượt qua những khó khăn, phong trào hiến máu tình nguyện đã dần dần thu được những kết quả bước đầu. Năm 1994, cả nước tiếp nhận được 138.000 đơn vị máu; 15% trong số đó là từ người hiến máu tình nguyện. Đến năm 2000, số lượng máu tiếp nhận của toàn quốc là 236.740 đơn vị máu, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 30,8%, gần 90% người hiến máu là học sinh, sinh viên.
Do ngành Y tế mở rộng các kỹ thuật điều trị, nhu cầu máu ngày càng tăng cao. Giai đoạn năm 2000 - 2018, phong trào hiến máu tình nguyện nước ra có nhiều bước phát triển mạnh mẽ với nhiều điểm nhấn quan trọng.
Lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện tăng nhanh hàng năm. Đến năm 2018, cả nước đã tiếp nhận hơn 1,3 triệu đơn vị máu, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 98%. Cơ cấu nguồn người hiến máu chuyển dịch dần sang các lực lượng khác như: cán bộ viên chức, người lao động, nông dân, lực lượng vũ trang…
Từ đồng bằng tới hải đảo, từ miền ngược tới miền xôi, người dân Việt Nam mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều hăng hái hiến máu.
Đây cũng là giai đoạn mà phong trào hiến máu nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia có hiệu quả của các cơ quan trung ương và địa phương. Từ đó, tạo ra một phong trào phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng trong nhân dân.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện và hình thành Ban Chỉ đạo các cấp, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện công tác tuyên truyền vận động hiến máu.
Công tác tổ chức hiến máu ngày càng chuyên nghiệp, bài bản với sự xuất hiện của hàng loạt các chương trình, sự kiện hiến máu cấp quốc gia, cấp địa phương, tạo cú huých mạnh mẽ cho phong trào hiến máu tình nguyện. Phải kể đến các chương trình hiến máu lớn như: Lễ hội Xuân hồng, Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ, Trái tim tình nguyện…
Từ năm 2018 đến nay, hoạt động hiến máu đã được Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất định hướng chung là phát triển theo hướng "chất lượng, hiệu quả, bền vững".
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ: "Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là phát triển nguồn người hiến máu thường xuyên, bền vững, tăng tỷ lệ đơn vị máu thể tích 350 ml, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc người hiến máu".
Số lượng đơn vị máu tiếp nhận của toàn quốc mỗi năm gần đây không tăng nhiều nhưng tỷ lệ người hiến máu nhắc lại thường xuyên đã đạt trên 50%. Ý thức của cộng đồng về hiến máu, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 tăng cao rõ rệt. Đối tượng hiến máu đã có sự dịch chuyển khi cán bộ, viên chức, người lao động, nông dân… tham gia hiến máu ngày càng tích cực.
Hơn 2 năm qua, mặc dù dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và lan rộng, hoạt động hiến máu tình nguyện vẫn được duy trì đều đặn, an toàn, hiệu quả với những biện pháp tổ chức rất linh hoạt, sáng tạo. Năm 2021, cả nước đã vận động và tiếp nhận được 1.304.191 đơn vị máu (quy đổi sang thể tích 250 ml là 1.598.635 đơn vị), 56% là đơn vị máu thể tích từ 350 ml trở lên, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.