
BSCKII. Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Việc tự điều trị bằng thuốc, thực phẩm chức năng qua mạng xã hội hay các bài thuốc dân gian là lý do khiến 60% bệnh nhân mắc bệnh lý sỏi thận đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng đã bị biến chứng ứ nước, suy thận.
Bệnh nhân C.T.T.Y. (58 tuổi, trú tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắc) bị đau bụng dưới, sốt cao. Sau đó, gia đình tự mua thuốc về uống kèm truyền nước 3 ngày thì tình trạng đau bụng càng ngày càng nặng, hai chân, hai tay và bụng trướng lên, phù căng, da chuyển sang màu vàng.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng khó thở, suy thận, sốt, mệt, nhiễm trùng máu. Ngay lập tức, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cần thiết và được chẩn đoán sỏi hai bên gây bế tắc đường tiết niệu, thận ứ mủ, suy thận.
"Để cứu trường hợp này, trước tiên bác sĩ đặt ống cấp cứu để ống xuyên qua viên sỏi và tháo mủ từ quả thận xuống bàng quang thì chức năng thận, nhiễm trùng máu mới được cải thiện. Sau khi giải quyết được vấn đề nhiễm khuẩn mới mổ sỏi thận cho bệnh nhân. Đến nay, sau khi mổ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã trở lại bình thường" - bác sĩ Hoàng cho hay.
Theo bác sĩ Hoàng, trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận biến chứng sang suy thận như bệnh nhân trên không phải ít. Trung bình một ngày, Khoa Thận tiết niệu tiếp nhận điều trị và phẫu thuật từ 25 đến 30 bệnh nhân bị sỏi thận, trong đó có đến 60% bệnh nhân đến bệnh viện muộn. Việc nhập viện muộn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, như: thận bị ứ nước, suy thận, có trường hợp phải cắt bỏ thận hoặc phải chạy thận…
Cũng theo bác sĩ Hoàng, nguyên nhân khiến bệnh nhân đến bệnh viện muộn là vì biểu hiện của bệnh sỏi thận âm thầm, chỉ đau tức lưng nên nhiều người chủ quan hoặc nghĩ bị đau cột sống, gai cột sống, thoái hóa cột sống và điều trị các bệnh này mà không đi kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, có một số bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh sỏi thận nhưng không tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà tự mua thực phẩm chức năng được quảng cáo tan sỏi để uống, hoặc uống các loại lá cây do mọi người truyền tai nhau công dụng của nó…
Nguyên nhân gây bệnh lý sỏi thận là những người làm việc ngoài trời nắng nóng nhưng ít uống nước (thói quen này khiến nước tiểu bị cô đặc, từ đó dễ hình thành tinh thể sỏi. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành sỏi); người có yếu tố gen di truyền; người hay ăn nội tạng động vật (dễ hình thành sỏi axit uric); người hay ăn nhiều chất chua, uống quá nhiều các loại nước ép (cam, bưởi, cóc); người hay uống nước trà; người hay ăn mặn, ít tập thể dục; người bị yếu, liệt...
Để phòng bệnh sỏi thận, bác sĩ Hoàng khuyến cáo: Mọi người cần uống nước đúng, đủ, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. Uống nước đúng là uống từ 2,5 đến 3 lít/ngày. Đặc biệt không nên để khát nước mới uống vì nước tiểu dễ bị cô đặc mà phải uống rải rác trong ngày, uống chủ động để cơ thể lúc nào cũng có lượng nước vừa đủ. Uống nước đúng, đủ còn có tác dụng nước tiểu được đào thải điều độ từ đó sẽ thải ra tất cả cặn lắng, các tinh thể, thậm chí có những viên sỏi nhỏ khi đi tiểu sẽ theo dòng nước tiểu trôi ra ngoài.
Khi mắc bệnh sỏi thận, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Tùy tình trạng bệnh, vị trí viên sỏi, kích thước viên sỏi, bệnh lý nền, tuổi tác của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể. Trường hợp sỏi nhỏ, không có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ điều trị viêm nhiễm, điều trị tăng dòng chảy để đẩy viên sỏi ra ngoài. Trường hợp sỏi lớn, bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cách đây hơn một tháng, K.N., bé gái 14 tuổi ở Lâm Đồng bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ.
VTV.vn - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ 6 trường hợp ngộ độc rượu khi đi du lịch tại Ninh Thuận.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 13/2025.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.